Nông dân Nghệ An thầu ruộng xấu, chăm cỏ dại nuôi bò

(Baonghean.vn) - Trong khi người ta thuê đất, diệt sạch cỏ để trồng cây thì nhiều nông dân ở xã Thanh Hà (Thanh Chương) làm chuyện “ngược đời” là thầu ruộng xấu, vây dây thép gai, nuôi cỏ dại.
Sau khi nhận ruộng khoán, anh Thực cho người dọn sạch những cây cỏ dại không có giá trị dinh dưỡng, trâu bò không ăn như: Cỏ hôi, cỏ mực... chỉ trừ lại các loại cỏ
Sau khi nhận ruộng khoán, anh Thực cho người dọn sạch những cây cỏ dại không có giá trị dinh dưỡng, trâu, bò không ăn như: Cỏ hôi, cỏ mực... chỉ trừ lại các loại cỏ như cỏ mật, cỏ mần trầu, cỏ sữa đất. Ảnh: Thanh Phúc

Năm 2020, anh Hoàng Văn Thực (thôn 4, Thanh Hà) nhận khoán gần 1ha đất  với mức giá 2 triệu đồng/năm. Khi anh nhận thầu vùng đất này, rất nhiều người trong gia đình ngăn cản vì đất này thực chất đây là đất cát bạc màu mà người dân địa phương gọi là “cát xót”, không thể canh tác được, chỉ có cỏ dại là sinh trưởng nhanh.

Và càng bất ngờ hơn vì sau khi nhận thầu, anh không cải tạo đất để trồng cây màu như ngô, bí, dưa, cà… mà là thuê máy, cày xới đất, vãi phân chuồng rồi để cỏ dại lên xanh. Khi cỏ lấm tấm phủ xanh ruộng, anh đổ cọc bê tông, kéo dây thép gai vây quanh để “nuôi cỏ”. “Tôi thuê khoán 15 sào đất và của gia đình có 15 sào nữa. Toàn bộ tôi đóng cọc, vây thép gai để nuôi cỏ dại. Đó là nguồn thức ăn chính cho 10 con bò sinh sản của gia đình tôi”, anh Thực cho biết.

Sau đó, thuê máy, cày xới đất, vãi phân chuồng và chờ cỏ dại lên xanh, làm thức ăn cho bò. Ảnh: Thanh Phúc
Sau đó, thuê máy, cày xới đất, vãi phân chuồng và chờ cỏ dại lên xanh, làm thức ăn cho bò. Ảnh: Thanh Phúc

Theo anh Thực, nuôi bò sinh sản hay vỗ béo đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là với vùng đất Thanh Hà, diện tích rộng, thuận lợi trong chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên, do đặc thù hiện nay, lao động trẻ ở địa phương đi làm ăn xa là chủ yếu, lao động nông nghiệp không còn dồi dào như trước. Do đó, để phát triển chăn nuôi mà không cần đến nhân công là một “bài toán”. Giải bài toán đó, theo anh Thực có nhiều cách, nhưng cách hữu hiệu nhất là thuê ruộng xấu, chăm cỏ dại để nuôi bò.

Theo cách làm này, thì các loại cỏ như cỏ mật, cỏ đuôi hổ, cỏ trai, cỏ đồng tiền, cỏ cú, cỏ mần trầu, cỏ sữa đất… có sẵn sẽ tự sinh sôi, phát triển mà không cần đến sự chăm sóc nào. Vừa tiết kiệm được tiền giống cỏ, lại không mất công gieo trồng, chăm bón. Mặt khác, đây là những loại cỏ - thảo dược tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Người dân rào thép gai, khoanh vùng nuôi cỏ dại, đồng thời ngăn không cho gia súc ra ngoài phá hoại lúa, hoa màu. Ảnh: Thanh Phúc
Người dân rào thép gai, khoanh vùng nuôi cỏ dại, đồng thời ngăn không cho gia súc ra ngoài phá hoại lúa, hoa màu. Ảnh: Thanh Phúc

“Nếu như trồng cỏ voi thì phải làm đất, lên luống, chăm sóc và thu hoạch. Khi cắt cỏ voi về còn phải băm nhỏ rồi mới cho trâu, bò ăn nên cần có nhân công, ít nhất, phải có 2-3 lao động thường xuyên mới có thể nuôi được 10 con bò sinh sản. Ngược lại, cỏ dại tự sinh sôi, phát triển, cỏ tốt thì lùa trâu, bò vào đó, chúng tự gặm cỏ, sáng lùa bò ra, chiều tối lùa bò về, không cần người chăn thả. Với 1,5 ha cỏ tự nhiên, đàn bò tha hồ thức ăn xanh mà không cần phải bổ sung thêm nguồn nào khác.

Để bò có chỗ tránh nắng, phía xung quanh, tôi trồng một ít cây keo lá tràm, tạo bóng mát để trâu, bò “nghỉ trưa”. Khi bò sinh sản thì bổ sung thêm cám ngô, cám gạo, gạo nếp, muối khoáng để tăng chất lượng sữa, nuôi bê con”, anh Thực cho biết.

Bò được chăn thả trong khu vực đã được khoanh vùng. Theo hình thức này, nếu nuôi 10 con bò sinh sản chỉ cần 1 người sáng lùa bò ra đồng cỏ và tối lùa bò về chuồng. Ảnh: Thanh Phúc
Bò được chăn thả trong khu vực đã được khoanh vùng. Theo hình thức này, nếu nuôi 10 con bò sinh sản chỉ cần 1 người sáng lùa bò ra đồng cỏ và tối lùa bò về chuồng. Ảnh: Thanh Phúc

Còn anh Nguyễn Văn Đàm, thôn 5 (Thanh Hà) lại tận dụng 10ha đất đồi tự nhiên của gia đình để nuôi 20 con bò sinh sản. Anh Đàm cũng để một diện tích lớn để cỏ mọc, trâu, bò ăn hết lứa cỏ này thì anh bón thêm lân, đạm, ka-li để cỏ mọc tiếp lứa cỏ khác. Không mất tiền mua thức ăn xanh cho trâu, bò, không mất tiền thuê nhân công chăn thả, cắt cỏ, chăm sóc nên theo anh Đàm, đây là cách làm “có lãi” nhất.

Trồng cỏ sữa, cỏ voi nuôi nhốt sẽ tốn công gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cỏ và băm cỏ... Ảnh: Thanh Phúc
Trồng cỏ sữa, cỏ voi nuôi nhốt sẽ tốn công gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cỏ và băm cỏ... Ảnh: Thanh Phúc

Với đặc thù “chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã lụt” nên hầu hết đồng đất Thanh Hà chỉ làm được mỗi năm 1 vụ nhưng năng suất thấp, nông dân đành bỏ hoang vụ còn lại. Việc một số hộ dân mạnh dạn nhận khoán những thửa ruộng xấu, nuôi cỏ dại để phát triển chăn nuôi đại gia súc đang được xem là hướng đi đúng của bà con nơi đây, phù hợp với thực trạng thiếu nhân lực trong lao động nông thôn hiện nay.

Hiện, theo thống kê, tổng đàn đại gia súc toàn xã là 2.071 con, hộ nhiều nhất là 22 con, hộ ít nhất 1 con. Theo tính toán, trung bình nếu 1 hộ chăn nuôi 10 con bò sinh sản, tận dụng thức ăn tự nhiên từ cỏ dại (chỉ bổ sung thức ăn tinh khi cần), mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

Tin mới

Tản văn hay: Quê hương không đi xa cũng nhớ

Tản văn hay: Quê hương không đi xa cũng nhớ

(Baonghean.vn) - Ngô Văn Cư đã giãi bày tình cảm với quê hương của ông, nhưng khác với nhiều tác giả khác, ông không viết trong nỗi nhớ của một người tha hương. Ngay từ nhan đề tác phẩm, ông khẳng định rằng quê hương không đi xa cũng vẫn nhớ. 
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/3

(Baonghean.vn) - Hội nghị lần thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về Nghệ An; Nghệ An có 403 sản phẩm đạt sao OCOP; Tiểu thương nỗ lực xoay xở trước tình trạng kinh doanh ế ẩm… là những tin tức nổi bật ngày 29/3.
Hội nghị lần thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về Nghệ An

Hội nghị lần thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là Hội nghị Ban Chỉ đạo lần cuối để góp ý vào dự thảo Báo cáo tổng kết, Tờ trình, Nghị quyết mới, thống nhất các nội dung giúp Thường trực Tổ Biên tập tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm của Đề án và báo cáo Bộ Chính trị theo Kế hoạch đề ra, dự kiến vào giữa tháng 4/2023.
Dân số

Nghệ An: Linh hoạt trong triển khai chiến dịch truyền thông dân số

(Baonghean.vn) - Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ quan trọng hàng năm của ngành dân số. Năm 2023, vượt lên những khó khăn, chiến dịch đang được triển khai rầm rộ tại nhiều địa phương.
Gần 1 năm truy quét những kẻ ‘khủng bố’ đòi nợ

Gần 1 năm truy quét những kẻ ‘khủng bố’ đòi nợ

(Baonghean.vn) - Gần 1 năm qua, Bộ Công an và công an các tỉnh thành liên tục triệt phá các đường dây thu hồi nợ kiểu xã hội đen, núp bóng các công ty luật, công ty tài chính. Bước đầu, nhà chức trách cho rằng có hàng trăm nghìn người đã bị các băng nhóm vu khống, khủng bố, đe dọa buộc trả tiền.
 Mẹo dọn tủ cất đồ mùa Đông hợp lý

Mẹo dọn tủ cất đồ mùa Đông hợp lý

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 là khoảng thời gian chuẩn bị bước sang mùa hè, chúng ta không còn cần làm ấm cơ thể với những chiếc áo khoác dày cộm hay áo len, găng tay... Việc lưu trữ và cất gọn các món đồ này cũng là một bài toán không hề đơn giản.