Nông dân Nghệ An tranh thủ xuống đồng khi nắng ấm

Tiến Đông 15/01/2021 07:06

(Baonghean.vn) - Sau chuỗi ngày rét đậm, tranh thủ khi trời hửng nắng, bà con nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương đã tập trung huy động nhân lực, máy móc để làm đất, xuống giống vụ xuân 2021.

Theo thông tin từ Phòng dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, đợt nắng ấm trong những ngày qua dự kiến tiếp tục kéo dài đến hết ngày 17/1/2021, sau đó sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại đến khu vực Nghệ An. Chính vì thế, thực hiện kế hoạch mùa vụ cũng như chỉ đạo của các địa phương, bà con nông dân tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương đã tranh thủ những ngày nắng ấm để xuống đồng trà giống đợt 1 và gieo sạ vụ xuân 2021. Tại xã Kim Liên (Nam Đàn), gia đình anh Nguyễn Thái Bình và chị Hoàng Thị Thu ở xóm Mậu 1, đã tranh thủ cả buổi trưa chỉ để mong cày xong ruộng cho kịp lịch thời vụ. Ảnh: Tiến Đông
Những ngày vừa qua, nhiệt độ trên địa bàn Nghệ An đã ấm dần lên, tuy nhiên đợt nắng ấm lần này dự kiến chỉ kéo dài đến hết ngày 17/1/2021, sau đó sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại. Chính vì thế, thực hiện kế hoạch mùa vụ cũng như chỉ đạo của các địa phương, bà con nông dân tại nhiều địa phương đã tranh thủ những ngày nắng ấm để làm đất, xuống giống và gieo sạ vụ xuân 2021. Ảnh: Tiến Đông

Trong ngày hôm nay, tranh thủ nắng ấm, gia đình anh Nguyễn Thái Bình và chị Hoàng Thị Thu ở xóm Mậu 1 (Kim Liên, Nam Đàn), đã tranh thủ cả buổi trưa chỉ để mong cày xong ruộng cho kịp lịch thời vụ. Ảnh: Tiến Đông
Theo lịch thời vụ, thời gian xuống giống cho vụ xuân năm nay kéo dài từ ngày 5/1 đến 25/1/2021 và được chia làm 3 đợt. Do đợt xuống giống lần thứ nhất từ ngày 5 đến ngày 10/1 bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh nên đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của bà con nông dân. Gia đình anh Nguyễn Thái Bình, chị Hoàng Thị Thu ở xóm Mậu 1 (Kim Liên, Nam Đàn), mùa này gieo cấy 2 mẫu ruộng, tuy nhiên đợt rét vừa qua đã khiến cho việc xuống giống bị chậm lại. Hiện tại, gia đình anh chị đang tập trung tranh thủ nguồn nước, điều kiện thời tiết để làm đất. Ảnh: Tiến Đông
Theo lịch thời vụ, thời gian xuống giống cho vụ xuân năm nay kéo dài từ ngày 5/1 đến 25/1/2021 và được chia làm 3 đợt. Do đợt xuống giống lần thứ nhất từ ngày 5 đến ngày 10/1 bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh nên đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của bà con nông dân. Gia đình anh Bình, chị Thu mùa này gieo cấy 2 mẫu ruộng, tuy nhiên do đợt rét vừa qua đã làm việc xuống giống bị chậm lại. Hiện tại, gia đình đang tập trung làm đất để kịp xuống giống trong thời gian tới.
Mới đây, anh Bình đã sắm riêng cho gia đình một chiếc máy cày để phục vụ cho việc cày cấy. Anh Bình chia sẻ, những ngày qua cả người lẫn máy đều không có thời gian nghỉ trưa, cày xong đám ruộng này lại đổ dầu cày tiếp đám khác. Ảnh: Tiến Đông
Gia đình chị Ngô Thị Xoan, xóm Hồng Tân (Nam Thái, Nam Đàn), mùa này cũng làm đến 8 sào ruộng. Do con cái đứa thì đi làm xa, đứa đi học, nên việc đồng áng đè nặng lên vai hai vợ chồng. Thực hiện theo kế hoạch xuống giống cho đợt thứ nhất, chị cũng tranh thủ khi trời ấm để làm đất gieo mạ. Ảnh: Tiến Đông
Gia đình chị Ngô Thị Xoan, xóm Hồng Tân (Nam Thái, Nam Đàn), mùa này cũng làm đến 8 sào ruộng. Do con cái đứa thì đi làm xa, đứa đi học, nên việc đồng áng đè nặng lên vai hai vợ chồng. Thực hiện theo kế hoạch xuống giống cho đợt thứ nhất, chị cũng tranh thủ khi trời ấm để làm đất gieo mạ. Chị Xoan chia sẻ "nắng ấm lên khiến cho công việc đỡ vất vả hơn, tay chân không còn bị tê cóng mỗi khi dầm trong bùn". Ảnh: Tiến Đông

Sau môt thời gian đổ ải, người dân đã tận dụng nguồn phân chuồng từ chăn nuôi để bón cho ruộng trước khi gieo mạ. Ảnh: Tiến Đông
Tại huyện Nam Đàn, dự kiến vụ xuân năm nay toàn huyện gieo cấy khoảng 6.600ha lúa. Ông Trần Mạnh Hồng - Phó Phòng Nông nghiệp huyện Nam Đàn cho biết, do đợt rét đậm, rét hại từ cuối tháng 12/2020 đến những ngày đầu tháng 1/2021 đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch gieo trồng của ngành nông nghiệp. Hiện tại, tranh thủ nắng ấm, địa phương cũng đã có thông báo và động viên bà con ra đồng làm đất, những xứ đồng nào tưới tiêu thuận lợi thì triển khai ngay việc xuống giống. Ảnh: Tiến Đông

Theo lịch thời vụ, thời gian xuống giống của người dân là từ ngày 5/1 đến 21/1/2021, tùy vào từng loại giống khác nhau. Để đảm bảo giống không bị ngập úng, người dân phải điều chỉnh lượng nước trên ruộng cho phù hợp. Ảnh: Tiến Đông
Hiện tại, căn cứ vào tình hình thực tế của từng xứ đồng, từng địa phương, các huyện cũng đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp hướng dẫn bà con nông dân lựa chọn giống lúa phù hợp, nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch gieo trồng theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Ảnh: Tiến Đông
Bà Nguyễn Thị Thủy, năm nay 60 tuổi, trú tại xóm Tân Phong, xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương thì hào hứng khoe, tranh thủ ngày nắng ấm, chỉ trong buổi sáng bà đã gieo thẳng được 4 trên tổng số 7 sào ruộng khoán của gia đình. Ảnh: Tiến Đông
Ở Thanh Chương, vụ xuân năm nay, toàn huyện có kế hoạch gieo cấy hơn 8.600 ha lúa. Do thời tiết không thuận lợi nên việc gieo mạ đã có sự điều chỉnh, theo quan điểm khi bước vào khung lịch thời vụ, các địa phương đã chọn thời điểm ngâm ủ hạt giống để khi gieo mạ vào thời điểm nhiệt độ không dưới 16 độ C. Bà Nguyễn Thị Thủy, trú tại xóm Tân Phong, xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương thì hào hứng khoe, nhờ có nắng nên chỉ trong buổi sáng bà đã gieo thẳng được 4 trên tổng số 7 sào ruộng của gia đình. Ảnh: Tiến Đông
Nhờ nắng ấm nên giống lúa mới cũng nảy mầm đều và chắc khỏe hơn. Ảnh: Tiến Đông
Năm nay, gia đình bà Thủy sử dụng giống lúa thuần và lúa lai. Trong mấy ngày qua, nhờ nắng ấm nên giống lúa mới cũng nảy mầm đều và chắc khỏe. Ảnh: Tiến Đông
Vụ xuân năm nay, toàn huyện Thanh Chương gieo cấy 8.600ha lúa. Thời điểm xuống giống trà thứ nhất từ ngày 5 đến 10/1/2021 trùng vào dịp nắng ấm nên hi vọng sẽ tạo điều kiện cho cây mạ sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Tiến Đông
Theo bà Thủy, so với năm trước, năm nay thời tiết vào mùa gieo cấy khắc nghiệt hơn, những đợt không khí lạnh liên tiếp với nhiệt độ giảm thấp đã khiến người nông dân cảm thấy bất an. Bà Thủy lo ngại rằng sau khi xuống giống đợt này, nếu gặp phải đợt không khí lạnh tăng cường thì cây mạ sẽ khó mà sống được, khi đó thiệt hại cả về giống và công sức sẽ rất lớn. Ảnh: Tiến Đông
Không khí xuống đồng diễn ra hối hả ở khắp nơi. Ảnh: Tiến Đông
Không khí xuống đồng diễn ra hối hả ở khắp nơi, người dân hy vọng rằng việc xuống giống cũng như gieo sạ sẽ kịp thời hoàn tất trước khi đón đợt không khí lạnh mới. Ảnh: Tiến Đông
Ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết hiện nay huyện đã chỉ đạo các địa phương nắm chắc lịch thời vụ, đồng thời theo dõi diễn biến tình hình thời tiết để triển khai gieo trồng cho kịp thời và phù hợp. Đối với các diện tích đã xuống giống thì hướng dẫn bà con có phương án phòng chống rét. Đặc biệt đối với những trà mạ non mới gieo và lên 2-3 lá thì có phương án che phủ bằng nilon để giữ ấm. Ảnh: Tiến Đông
Ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, hiện nay huyện đã chỉ đạo các địa phương nắm chắc lịch thời vụ, đồng thời theo dõi diễn biến tình hình thời tiết để triển khai gieo trồng cho phù hợp. Đối với các diện tích đã xuống giống thì hướng dẫn bà con có phương án phòng chống rét; đối với những trà mạ non mới gieo và lên 2-3 lá thì có phương án che phủ bằng nilon để giữ ấm. Đồng thời, ông Thanh cũng khuyến cáo bà con nông dân không được chủ quan khi gieo sạ cả một diện tích lớn trong thời tiết khắc nghiệt này. Ảnh: Tiến Đông

Mới nhất

x
Nông dân Nghệ An tranh thủ xuống đồng khi nắng ấm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO