Nông dân Nghệ An vào mùa vớt rươi

(Baonghean.vn) - Gió mùa về cùng lúc với những ngày rươi nổi lên mặt ruộng. Bà con nông dân ở Hưng Nguyên lại thức trắng đêm dầm mưa, gió rét để vớt rươi.
Những ngày này, bất chấp mưa to gió rét, nửa đêm, trên cách đồng ở các xã Châu Nhân, Hưng Lợi (Hưng Nguyên) vẫn sáng ánh đèn của người dân đi săn rươi. Ảnh: Huy Thư
Những ngày này, bất chấp mưa to gió rét, nửa đêm, trên cách đồng ở các xã Châu Nhân, Hưng Lợi (Hưng Nguyên) vẫn sáng ánh đèn của người dân đi săn rươi. Ảnh: Huy Thư
Mưa gió, người nông dân ra ruộng săn rươi phải mang mặc áo ấm, áo mưa với đủ thứ lỉnh kỉnh xô, chậu, vợt ,lưới... "Ngày nắng đi mần rươi đỡ khổ, chứ mưa gió như ri, đêm hôm ra ruộng vất vả lắm" - một phụ nữ xã Châu Nhân cho biết . Ảnh: Huy Thư
Mưa gió, người nông dân ra ruộng săn rươi phải mang mặc áo ấm, áo mưa với đủ thứ lỉnh kỉnh xô, chậu, vợt ,lưới... "Ngày nắng đi mần rươi đỡ khổ, chứ mưa gió như ri, đêm hôm ra ruộng vất vả lắm" - một phụ nữ xã Châu Nhân cho biết . Ảnh: Huy Thư
Mùa rươi, bà con nông dân ở đây thường căng lưới trước ngoài ruộng, nhưng mỗi đêm ra ruộng đều phải sửa sang lại lưới trủ ( dụng cụ vớt rươi) cho chắc chắn. Ảnh: Huy Thư
Mùa rươi, bà con nông dân ở đây thường căng lưới trước ngoài ruộng, nhưng mỗi đêm ra ruộng đều phải sửa sang lại lưới  trủ ( dụng cụ vớt rươi) cho chắc chắn. Ảnh: Huy Thư
Đến mùa rươi, mỗi tháng rươi nổi lên mặt ruộng 2 đợt, nhưng những ngày nước lên, đêm nào bà con cũng thức để canh rươi, vì không biết chính xác rươi lên ngày nào. Ai bỏ lỡ cơ hội rươi lên ruộng coi như thiệt hại. Ảnh: Huy Thư
 Đến mùa rươi,  mỗi tháng rươi nổi lên mặt ruộng 2 đợt, nhưng những ngày nước lên, đêm nào bà con cũng thức để canh rươi, vì không biết chính xác rươi lên ngày nào. Ai bỏ lỡ cơ hội rươi lên ruộng coi như thiệt hại. Ảnh: Huy Thư
Người đi săn rươi dường như thường xuyên phải đứng dưới ruộng để đắp bờ, dằn lưới sửa trủ, vớt rươi... Những đêm mưa gió này, săn rươi quả thật rất vất vả vì phải dầm mình trong nước lạnh tê cóng. Ảnh: Huy Thư
 Người đi săn rươi dường như thường xuyên phải đứng dưới ruộng để đắp bờ, dằn lưới sửa trủ, vớt rươi... Những đêm mưa gió này, săn rươi quả thật rất vất vả vì phải dầm mình trong nước lạnh tê cóng. Ảnh: Huy Thư
Người đi săn rươi thường phải canh lấy trủ lưới nơi góc ruộng nhà mình để lấy rươi kịp thời. Khi nước rút rươi trên ruộng sẽ trôi theo dòng nước dồn vào trong trủ. Mỗi lần đổ trủ cách nhau tầm 1- 15 phút. Ảnh: Huy Thư
Người đi săn rươi thường phải canh lấy trủ lưới nơi góc ruộng nhà mình để lấy rươi kịp thời. Khi nước rút rươi trên ruộng sẽ trôi theo dòng nước dồn vào trong trủ. Mỗi lần đổ trủ cách nhau tầm 1- 15 phút.  Ảnh: Huy Thư
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, suốt mùa rươi, mỗi thửa ruộng rươi thường thường nổi dày đặc 1 lần, bà con gọi là rươi "đại hội". Đêm săn rươi, ruộng nhà nào có nhiều rươi, người dân tập trung đến xem khá đông. Ảnh: Huy Thư
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, suốt mùa rươi, mỗi thửa ruộng rươi thường thường nổi dày đặc 1 lần, bà con gọi là rươi "đại hội". Đêm săn rươi, ruộng nhà nào có nhiều rươi, người dân tập trung đến xem khá đông. Ảnh: Huy Thư
Bà Nguyễn Thị Hà (50 tuổi) ở xã Châu Nhân cho biết, nhà bà làm 3 sào ruộng, mùa rươi này đã ra đồng canh rươi mấy ngày, nhưng đêm 14/12 mới có rươi "đại hội", rươi nổi đỏ ruộng gia đình bà vớt được hơn 40 kg .
Bà Nguyễn Thị Hà (50 tuổi) ở xã Châu Nhân cho biết, nhà bà làm 3 sào ruộng, mùa rươi này đã ra đồng canh rươi mấy ngày, nhưng đêm 14/12 mới có rươi "đại hội", rươi nổi đỏ ruộng gia đình bà vớt được hơn 40 kg .
Hai xã Châu Nhân và Hưng Lợi có hàng trăm ha ruộng có thể khai thác rươi. Rươi ở đây béo, vàng đạt chất lượng tốt, được giá trên thị trường. Mỗi mùa rươi, các cánh đồng cũng đem lại cho bà con nguồn thu nhập khá. Ảnh: Huy Thư
Hai xã Châu Nhân và Hưng Lợi có hàng trăm ha ruộng có thể khai thác rươi. Rươi ở đây béo, vàng đạt chất lượng tốt, được giá trên thị trường. Mỗi mùa rươi, các cánh đồng cũng đem lại cho bà con nguồn thu nhập khá. Ảnh: Huy Thư 
Hiện nay, rươi bán sỷ tại ruộng với giá 400. 000 đồng/kg. Bà con làm được rươi vừa khiêng lên ruộng đã có lái buôn đến mua không phải đưa đi chợ bán. Hàng đêm, tuy phải thức canh rươi, dầm mưa gió rét, nhưng nhà nào nhiều ruộng, trúng rươi, cũng kiếm được tiền triệu. Ảnh: Huy Thư
Hiện nay, rươi bán sỷ tại ruộng với giá 400. 000 đồng/kg. Bà con làm được rươi vừa khiêng lên ruộng đã có lái buôn đến mua không phải đưa đi chợ bán. Hàng đêm, tuy phải thức canh rươi, dầm mưa gió rét, nhưng nhà nào nhiều ruộng, trúng rươi,  cũng kiếm được tiền triệu. Ảnh: Huy Thư
Người dân xã Châu Nhân (Hưng Nguyên) săn rươi trong đêm đông mưa rét. Video: Huy Thư.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.