Nông dân vùng lũ lo thức ăn khô dự trữ không đủ cho trâu bò. Huy Thư

Nông dân vùng rốn lũ chật vật lo nguồn thức ăn cho gia súc

(Baonghean.vn) - Lũ ngập lâu ngày, diện tích đồng cỏ, hoa màu bị hư hỏng, nông dân vùng rốn lũ trong tỉnh đang chật vật lo nguồn thức ăn cho gia súc.
Sau khi nước lũ rút, những cánh đồng lúa chét xanh rờn, những ruộng ngô mơn mởn, những bãi phù sa mênh mông cỏ dại vốn là nơi thả trâu, bò lý tưởng của người dân các xã ngoài đê Tả Lam thuộc các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên đã phủ một màu nâu bạc của bùn đất. Gia súc của các địa phương này, đặc biệt là vùng rốn lũ thiếu thức ăn xanh trầm trọng. Trong ảnh: Bãi bồi ven sông Lam nơi thả trâu, bò của bà con xóm 9, xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) ngập trong bùn đất. Ảnh: Huy Thư

Sau khi nước lũ rút, những cánh đồng lúa chét xanh rờn, những ruộng ngô mơn mởn, những bãi phù sa mênh mông cỏ dại vốn là nơi thả trâu, bò lý tưởng của người dân các xã ngoài đê Tả Lam thuộc các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên đã phủ một màu nâu bạc của bùn đất. Gia súc của các địa phương này, đặc biệt là vùng rốn lũ thiếu thức ăn xanh trầm trọng. Trong ảnh: Bãi bồi ven sông Lam nơi thả trâu, bò của bà con xóm 9, xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) ngập trong bùn đất. Ảnh: Huy Thư

Những con trâu sau nhiều ngày dài cột trên đê Tả Lam hay bị nhốt trong chuồng suốt thời gian nước nước lũ ngập xóm làng háo hức ra ruộng, ra bãi tìm thức ăn trên những bãi bùn. Người dân xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) cho biết: Ruộng bãi đều bùn đất cả, cho dù trâu, bò không có gì để ăn, nhưng cũng phải thả cho trâu, bò ra bãi "đi dạo". Ảnh: Huy Thư

Những con trâu sau nhiều ngày dài cột trên đê Tả Lam hay bị nhốt trong chuồng suốt thời gian nước nước lũ ngập xóm làng háo hức ra ruộng, ra bãi tìm thức ăn trên những bãi bùn. Người dân xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) cho biết: Ruộng bãi đều bùn đất cả, cho dù trâu, bò không có gì để ăn, nhưng cũng phải thả cho trâu, bò ra bãi "đi dạo". Ảnh: Huy Thư

Nhìn những con trâu hụp mồm trong nước lũ chưa rút hết để ăn những cây cỏ dại dính đầy bùn đất trên bãi sông, nhiều người không khỏi xót ruột, thương cho gia súc những ngày lũ lụt. Chị Phan Thị Huyền - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên) cho biết, các xóm ngoài đê Tả Lam của xã có khoảng 1.000 con trâu, bò. Sau lũ lụt, đồng bãi bị ngập sâu, hiện gia súc ở các xóm rất thiếu thức ăn xanh. Ảnh: Huy Thư

Nhìn những con trâu hụp mồm trong nước lũ chưa rút hết để ăn những cây cỏ dại dính đầy bùn đất trên bãi sông, nhiều người không khỏi xót ruột, thương cho gia súc những ngày lũ lụt. Chị Phan Thị Huyền - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên) cho biết, các xóm ngoài đê Tả Lam của xã có khoảng 1.000 con trâu, bò. Sau lũ lụt, đồng bãi bị ngập sâu, hiện gia súc ở các xóm rất thiếu thức ăn xanh. Ảnh: Huy Thư

Ông Dư Văn Bằng - Xóm trưởng xóm 9, xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) chia sẻ: Xóm có 186 hộ, trong đó, khoảng 90 hộ nuôi trâu, bò. Tổng đàn trâu, bò của xóm trên dưới 500 con, nhà ít thì 1 - 2 con, nhà nhiều 9 - 10 con. Ở đây, những hộ chăn nuôi gần như nhà nào cũng nuôi tầm 4 -5 con. Sau lũ, thức ăn xanh cho gia súc trở nên khan hiếm. Người dân trong xóm đang chật vật lo nguồn thức ăn cho trâu, bò, nhất là thức ăn xanh. Hiện bà con rất cần ngô giống để trồng trên bãi phù sa, nhằm tạo nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Ảnh: Huy Thư

Ông Dư Văn Bằng - Xóm trưởng xóm 9, xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) chia sẻ: Xóm có 186 hộ, trong đó, khoảng 90 hộ nuôi trâu, bò. Tổng đàn trâu, bò của xóm trên dưới 500 con, nhà ít thì 1 - 2 con, nhà nhiều 9 - 10 con. Ở đây, những hộ chăn nuôi gần như nhà nào cũng nuôi tầm 4 -5 con. Sau lũ, thức ăn xanh cho gia súc trở nên khan hiếm. Người dân trong xóm đang chật vật lo nguồn thức ăn cho trâu, bò, nhất là thức ăn xanh. Hiện bà con rất cần ngô giống để trồng trên bãi phù sa, nhằm tạo nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Ảnh: Huy Thư

Những ngày này về các thôn, xóm cư trú ngoài đê Tả Lam thuộc huyện Hưng Nguyên, từ xã Hưng Lĩnh đến xã Hưng Lợi, không khó bắt gặp cảnh người dân cột trâu, bò trên những tuyến đường làng. Theo anh Nguyễn Văn Sáng, một chủ hộ nuôi nhiều gia súc ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên), cho trâu ra bãi, ra đồng cũng không có gì để ăn, nên cột ở nhà cho ăn ít rơm khô cầm cự. Ảnh: Huy Thư

Những ngày này về các thôn, xóm cư trú ngoài đê Tả Lam thuộc huyện Hưng Nguyên, từ xã Hưng Lĩnh đến xã Hưng Lợi, không khó bắt gặp cảnh người dân cột trâu, bò trên những tuyến đường làng. Theo anh Nguyễn Văn Sáng, một chủ hộ nuôi nhiều gia súc ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên), cho trâu ra bãi, ra đồng cũng không có gì để ăn, nên cột ở nhà cho ăn ít rơm khô cầm cự. Ảnh: Huy Thư

Ông Dương Văn Hiền ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) cho biết. Ngày mùa, sau khi thu hoạch lúa, gia đình ông và nhiều hộ chăn nuôi trong xóm vừa tích cực thu dọn rơm trên ruộng của nhà mình, vừa tranh thủ đi các xã như Hưng Thắng, Hưng Mỹ... để xin rơm về phơi nhằm dự trữ thức ăn cho trâu, bò cả năm. Nhiều gia đình xây nhà rơm cao để tích trữ rơm. Tuy nhiên, năm nay lụt to, ngập sâu, cỏ và ngô ngoài đồng đều bị thối, nên dựa vào rơm khô là chủ yếu, nên sợ thiếu rơm cho trâu, bò. Ảnh: Huy Thư

Ông Dương Văn Hiền ở xã Xuân Lam (Hưng Nguyên) cho biết. Ngày mùa, sau khi thu hoạch lúa, gia đình ông và nhiều hộ chăn nuôi trong xóm vừa tích cực thu dọn rơm trên ruộng của nhà mình, vừa tranh thủ đi các xã như Hưng Thắng, Hưng Mỹ... để xin rơm về phơi nhằm dự trữ thức ăn cho trâu, bò cả năm. Nhiều gia đình xây nhà rơm cao để tích trữ rơm. Tuy nhiên, năm nay lụt to, ngập sâu, cỏ và ngô ngoài đồng đều bị thối, nên dựa vào rơm khô là chủ yếu, nên sợ thiếu rơm cho trâu, bò. Ảnh: Huy Thư

Những gia đình vùng lũ ở Hưng Nguyên, Thanh Chương... không xây dựng được nhà rơm, thường xây rơm thành những cây rơm ngoài trời, không được che chắn, rơm bị hư hỏng, mục nát, thất thoát nhiều, càng dễ thiếu rơm cho trâu, bò sau lũ. Ảnh: Huy Thư

Những gia đình vùng lũ ở Hưng Nguyên, Thanh Chương... không xây dựng được nhà rơm, thường xây rơm thành những cây rơm ngoài trời, không được che chắn, rơm bị hư hỏng, mục nát, thất thoát nhiều, càng dễ thiếu rơm cho trâu, bò sau lũ. Ảnh: Huy Thư

Trâu có tập quán lội ruộng sâu, ruộng bùn để ăn cỏ, còn bò thì thích lội ruộng cạn, do đó, sau lũ, bò thường được bà con cột vào các gốc cây hoặc thả cho đi "dạo làng" khỏi xo chân là chủ yếu. Sau lũ, trâu, bò bị nhốt lâu, đáng lẽ phải được chăm sóc, vỗ béo mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương vùng ngập lũ, nhất các xã rốn lũ đều thiếu thức ăn xanh, đòi hỏi bà con phải tăng cường thức ăn tinh như cám, bột ngô để đảm bảo sức khỏe, giữ "dạc" cho trâu, bò. Ảnh: Huy Thư

Trâu có tập quán lội ruộng sâu, ruộng bùn để ăn cỏ, còn bò thì thích lội ruộng cạn, do đó, sau lũ, bò thường được bà con cột vào các gốc cây hoặc thả cho đi "dạo làng" khỏi xo chân là chủ yếu. Sau lũ, trâu, bò bị nhốt lâu, đáng lẽ phải được chăm sóc, vỗ béo mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương vùng ngập lũ, nhất các xã rốn lũ đều thiếu thức ăn xanh, đòi hỏi bà con phải tăng cường thức ăn tinh như cám, bột ngô để đảm bảo sức khỏe, giữ "dạc" cho trâu, bò. Ảnh: Huy Thư

Rút kinh nghiệm từ nhiều đời nay, mỗi dịp lũ lụt, trước khi nước ngập đường sá, cùng với việc di chuyển trâu, bò lên đồi, đi gửi ở những hộ có vườn cao hơn, người dân chăn nuôi gia súc vùng lũ Bích Hào như các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm (Thanh Chương) thường chặt chuối, xin cây chuối về cất tại nhà, vừa để kết làm bè di chuyển trong nước lũ, vừa thái làm thức ăn cho trâu, bò, dê... khi nước lũ ra, thức ăn cho gia súc khan hiếm. Ảnh: Huy Thư

Rút kinh nghiệm từ nhiều đời nay, mỗi dịp lũ lụt, trước khi nước ngập đường sá, cùng với việc di chuyển trâu, bò lên đồi, đi gửi ở những hộ có vườn cao hơn, người dân chăn nuôi gia súc vùng lũ Bích Hào như các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm (Thanh Chương) thường chặt chuối, xin cây chuối về cất tại nhà, vừa để kết làm bè di chuyển trong nước lũ, vừa thái làm thức ăn cho trâu, bò, dê... khi nước lũ ra, thức ăn cho gia súc khan hiếm. Ảnh: Huy Thư

Với người dân xã Thanh Xuân (Thanh Chương), để có thức ăn xanh sau lũ cho gia súc, ngoài việc đưa trâu, bò lên núi, bà con thường đi cắt lá chuối, lá mít... Đây là nguồn thức ăn tạm thời cho trâu, bò, khi chưa kịp trồng ngô và cỏ voi. Ảnh: Huy Thư

Với người dân xã Thanh Xuân (Thanh Chương), để có thức ăn xanh sau lũ cho gia súc, ngoài việc đưa trâu, bò lên núi, bà con thường đi cắt lá chuối, lá mít... Đây là nguồn thức ăn tạm thời cho trâu, bò, khi chưa kịp trồng ngô và cỏ voi. Ảnh: Huy Thư

"Con trâu là đầu cơ nghiệp", là tài sản quý của nông dân. Mỗi mùa lũ về, bà con nông dân vùng lũ trong tỉnh không chỉ vất vả với việc di chuyển chạy lũ, mà còn phải chật vật lo lắng nguồn thức ăn cho gia súc. Nhằm phát triển đàn trâu, bò, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hưng Nguyên cũng khuyến cáo bà con nông dân, sau lũ cần tiến hành tổng dọn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi, kiểm tra, gia cố chuồng trại chắc chắn; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, khoáng chất cần thiết (đối với thức ăn xanh vùng ngập lụt cần rửa sạch trước khi cho gia súc ăn); theo dõi, phát hiện sớm khi gia súc mắc bệnh, báo cáo khối xóm, thú y để xử lý, chữa trị kịp thời. Ảnh: Huy Thư

"Con trâu là đầu cơ nghiệp", là tài sản quý của nông dân. Mỗi mùa lũ về, bà con nông dân vùng lũ trong tỉnh không chỉ vất vả với việc di chuyển chạy lũ, mà còn phải chật vật lo lắng nguồn thức ăn cho gia súc. Nhằm phát triển đàn trâu, bò, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hưng Nguyên cũng khuyến cáo bà con nông dân, sau lũ cần tiến hành tổng dọn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi, kiểm tra, gia cố chuồng trại chắc chắn; tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, khoáng chất cần thiết (đối với thức ăn xanh vùng ngập lụt cần rửa sạch trước khi cho gia súc ăn); theo dõi, phát hiện sớm khi gia súc mắc bệnh, báo cáo khối xóm, thú y để xử lý, chữa trị kịp thời. Ảnh: Huy Thư

Đàn trâu vùng rốn lũ Hưng Nguyên hụp trong nước bùn tìm cỏ. Video: Huy Thư

tin mới

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

(Baonghean.vn) - Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai và lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch các hạng mục đầu tư; cũng như quản lý các dự án, quản lý đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Nút giao lên xuống giữa cao tốc Bắc Nam với đường N5, xã Nghi Phương, Nghi Lộc

Dịp 30/4, phương tiện di chuyển trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt thế nào?

(Baonghean.vn) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km, trong đó đoạn qua địa phận Nghệ An là 44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km. Theo kế hoạch, vào ngày 28/4/2024 sẽ khánh thành và thông xe kỹ thuật để phục vụ người dân sẽ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5.

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…