Nửa thế kỷ, mơ một tiếng gọi 'cha' không thành!

Mỹ Hà 26/07/2020 11:50

(Baonghean.vn) - Hơn 50 năm trước, sau tờ giấy báo tử, liệt sỹ Nguyễn Trí Phước bỗng bất ngờ về lại làng. Nhưng rồi chuyến trở về ấy đã không bao giờ trọn vẹn và trở thành nỗi day dứt với ông cho đến cuối đời...

Tình yêu qua “dậu mồng tơi”

Tập thư dài 16 trang đã được gia đình bà Lê Thị Minh (thôn Luân Phượng, xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương) lưu giữ hơn 40 năm. Nhiều năm tháng đã đi qua, từng dòng chữ trong lá thư, từng lời chia sẻ được bà Minh và những người con của mình đọc đi đọc lại nhiều lần và lưu giữ cẩn thận bởi đó là những ký ức cuối cùng về người chồng, người cha của mình. Phải đến gần đây, gia đình mới quyết định trao tặng lại cho Bảo tàng Nghệ An với mong muốn khi lá thư được đến với mọi người, sẽ có một cái nhìn chân thực khác về cuộc chiến. Tập thư cũng vừa được giới thiệu tại cuộc triển lãm “Ký ức thời hoa lửa” và được ví như một phiên bản truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Khác chăng, đây là một câu chuyện có thật với những người thật việc thật. Để rồi, dẫu đã qua hơn nửa thập kỷ cả người đã đi xa và người ở lại vẫn phải đau đáu với một niềm day dứt, xót xa...

Hơn 60 năm trước, ở tuổi 16, bà Lê Thị Minh lên xe hoa với ông Nguyễn Trí Phước, một người thanh niên trong làng. Khi đó, ông Phước đã xấp xỉ 30, từng tham gia chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tình yêu ngày đó cũng không có những lời đường mật, không có những buổi hẹn hò. Họ nên vợ, nên chồng bởi bà cảm phục ông, người anh thân thiết, gần gũi, giỏi giang, nhà chỉ cách nhau “một dậu mồng tơi”. Ông Phước cũng chính là bạn thân của anh trai bà thế nên sinh con đầu lòng, họ đặt tên con là Tuyết Mai, cũng chính là tên của cậu...

Cưới nhau, sinh con một tuổi, đáng ra ông Phước đã có thể chuyển nghề bởi ông từng được cử đi học và đã được giữ lại làm giảng viên ở Trường Trung cấp Kỹ thuật 1 Hà Nội. Nhưng vì chiến tranh, vì tổ quốc còn mịt mù trong bóng giặc, ông một lần nữa xung phong đi B, để lại vợ, con nhỏ và bố mẹ già ở quê nhà. Ngày tiễn ông ra trận, bà Minh còn nhớ rất rõ: “Tôi bồng Tuyết Mai và cùng mẹ của anh tiễn anh ra đến đầu làng. Sợ tôi bịn rịn, anh đi nhanh lắm còn tôi thì cứ cố đi chậm vì lòng muốn ở bên chồng thêm dăm ba phút. Phút chia tay, anh nắm tay tôi rồi nói: Anh thương em vì em chưa va chạm sự đời mấy nhưng em hãy yên tâm, anh đi hẹn ngày thống nhất trở về...”.

Từ khi chồng vào Nam, bà Minh chỉ nhận được hai lá thư, trong đó có một lá thư không đọc được vì nhòe. Có lá thư từ khi gửi và khi đến tay người nhận kéo dài gần một năm. 5 năm chồng vào chiến trận, bà Minh từ một người “chưa từng va chạm” đã thay chồng chăm mẹ, chăm cha và chăm cả người em trai chồng. Trong từng ấy năm, bà cũng tiếp tục theo học phổ thông rồi đi học tiếp ở trường sư phạm để làm giáo viên trường làng, được vào Đảng, làm bí thư đoàn, làm Chủ tịch công đoàn trường.

Từ ngày ông đi xa, bà cũng chưa một ngày thôi hi vọng về một ngày thống nhất, sum họp. Thế nhưng, tờ giấy báo tử được gửi về từ Tây Nguyên năm 1968 đã cướp đi của bà mọi ước mơ, hi vọng: “Giấy báo tử báo anh hi sinh gửi về khi tôi còn dạy học ở trường. Nhận được tin tôi vừa khóc vừa chạy về nhà nhưng vẫn hi vọng đó không phải là sự thật. Đến khi vào đến sân, thấy nhà chật kín người, Tuyết Mai đang khóc nức nở rứa là tôi biết, anh ấy bỏ mẹ con tôi thật rồi”.

Sau khi có giấy báo tử, lễ truy điệu liệt sỹ Nguyễn Trí Phước được tổ chức ngay trong đêm tại nhà văn hóa xã. Qua bạn bè, gia đình cũng được biết, mộ liệt sỹ Nguyễn Trí Phước được đồng đội chôn cất tại Pleiku. Từ ngày chồng ra đi, nuốt nỗi đau, bà Minh một mình chăm con, sống cảnh “mẹ góa con côi”. Riêng Tuyết Mai, ký ức về người cha của mình từ đó chỉ dừng lại ở tấm ảnh trên bàn thờ, đó là hình ảnh của một người lính mặc quân phục trẻ trung, phơi phới tuổi thanh xuân.

Theo Kỹ thuật: Thành Cường
Copy Link

Mới nhất

x
Nửa thế kỷ, mơ một tiếng gọi 'cha' không thành!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO