Phát triển kinh tế biển của Nghệ An tương xứng với tiềm năng, lợi thế

(Baonghean.vn) - Việc ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cần thiết để đưa kinh tế biển của tỉnh phát triển bền vững.

Chiều 20/5, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Nghị quyết và Đề án về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Thanh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Thanh

Nghệ An có 82 km bờ biển và có 5 đơn vị hành chính cấp huyện, 29 xã, phường, thị trấn có biển với nhiều cảng biển.

Thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển của tỉnh so với điều kiện, tiềm năng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo nội dung dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lê Thanh
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo nội dung dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lê Thanh

Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cần thiết để đưa kinh tế biển của tỉnh phát triển bền vững, đóng góp ngày càng lớn vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

Tàu cập cảng quốc tế the Vissai - Nghệ An. Ảnh: Mạnh Hùng
Tàu cập cảng quốc tế the Vissai - Nghệ An. Ảnh: Mạnh Hùng

Dự thảo Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể đề ra nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để đạt mục tiêu đến năm 2045, Nghệ An trở thành tỉnh có kinh tế biển phát triển bền vững nằm trong tốp đầu cả nước, an ninh, an toàn; kinh tế biển góp phần quan trọng vào nền kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh.

Các đại biểu góp ý vào nội dung dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lê Thanh
Các đại biểu góp ý vào nội dung dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lê Thanh

Tham gia góp ý vào nội dung dự thảo của Nghị quyết, ý kiến các đại biểu đề nghị cần đánh giá rõ hơn về hiện trạng biển của tỉnh; dự thảo Nghị quyết cần có căn cứ xây dựng nghị quyết.

Về quan điểm cần bổ sung thêm: Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng đảm bảo hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng tăng năng suất, chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Dự thảo Đề án cần phân tích làm rõ hơn các tồn tại, hạn chế như: Phát triển kinh tế biển chưa gắn hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Ảnh minh họa
Phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Ảnh minh họa

Các lợi thế về kinh tế biển chưa được khai thác nhiều như cảng biển, dịch vụ logistic, một số ngành nghề liên quan đến kinh tế biển như vận tải biển, chế biến hải sản phát triển chưa như mong đợi; quy mô doanh nghiệp kinh tế biển còn nhỏ, chưa đủ sức khai thác tối đa nguồn lợi biển,… Du lịch biển còn một số bất cập, loại hình du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn.

Về phần giải pháp cần bổ sung thêm công tác quản lý tổng hợp biển, đảo; phối hợp hiệu quả với các tỉnh, thành phố vùng ven biển trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, phòng, chống thiên tai; bổ sung thêm nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo.

Ý kiến các đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm nhiệm vụ, giải pháp về huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho biển phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ số trong quản lý tàu, thuyền,…

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.