Phê chuẩn sáng kiến trấn an châu Á, Mỹ gia tăng đối đầu với Trung Quốc

Lan Hạ (Theo SCMP )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Giới phân tích nhận định, sự đối đầu Mỹ-Trung ở châu Á, nhất là ở khu vực Biển Đông, sẽ ngày càng thúc đẩy Washington thực thi luật pháp nhằm nêu bật cam kết của nước này đối với khu vực.
Mỹ-Trung gia tăng đối đầu ở châu Á, nhất là ở khu vực Biển Đông. Ảnh: AP
Mỹ -Trung gia tăng đối đầu ở châu Á, nhất là ở khu vực Biển Đông. Ảnh: AP
Theo giới quan sát, trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành thành luật Đạo luật sáng kiến tái đảm bảo châu Á (ARIA), dấu hiệu chứng tỏ Mỹ muốn duy trì các đồng minh trong khu vực cũng như thuyết phục họ đối phó với Trung Quốc nếu cần.


Ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho rằng bất chấp sự lắng dịu căng thẳng thời gian gần đây, phạm vi bao trùm toàn khu vực của ARIA chứng tỏ "chúng ta sẽ thấy tác động dần dần (của đạo luật này) đối với sự cạnh tranh Mỹ-Trung ở Đông Nam Á".

Chuyên gia này nêu rõ: "Chúng ta không thể đánh giá thấp khả năng đạo luật này góp phần làm sâu sắc thêm sự đối đầu Mỹ-Trung, kể cả trong trường hợp chính quyền Tổng thống Trump không thực sự thực thi đạo luật này". 

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Getty
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Getty
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đã dấy lên lo ngại trong khu vực, với việc Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á có thể buộc phải lựa chọn đi theo Trung Quốc hay Mỹ. Chuyên gia Koh nhận xét, sự can thiệp của các đồng minh khu vực của Mỹ có thể khiến Trung Quốc "nhức đầu" hơn.

Ông chia sẻ: "Đề cập tới khó khăn Trung Quốc phải đối mặt, điều dễ hiểu là sức ép chiến lược có thể không chỉ xuất phát từ bản thân nước Mỹ, mà các đồng minh và đối tác khu vực của Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng".

Trong khi đó, ông Tony Nash - Giám đốc công ty nghiên cứu có tên Complete Intelligence, cho rằng việc ký kết ARIA đồng nghĩa với việc "Mỹ có bạn bè". Ông Nash nhận xét: "Những người bạn này không nhất thiết dựa trên cam kết cho vay hàng tỷ USD, mà dựa trên cam kết chính trị, kinh tế và quân sự. Điều này cho thấy thực tế trái ngược so với các mối quan hệ giao dịch mà Trung Quốc xây dựng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường".

Tuy vậy, ông Nash cho rằng, đạo luật ARIA được Mỹ thông qua không phải là chiến thuật để gây sức ép buộc Trung Quốc đưa ra nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.