Phòng trưng bày cổ vật đặc biệt của bà mế người Thái

Đình Tuyên - Hữu Vi

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News

(Baonghean.vn) -Bà Sầm Thị Bích (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) đã biến căn nhà của mình thành không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày…

bna_phong trung bay 1.jpg
Không gian trưng bày của bà Sầm Thị Bích ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu gồm 3 phòng chính với hàng trăm hiện vật được gia chủ sưu tầm qua nhiều năm. Ảnh: Hữu Vi
bna_bảo tàng (1).JPG
Các hiện vật chủ yếu gồm trang phục của các dân tộc như Thái ở Nghệ An, Sơn La, người Mông, Dao Tiền, Dao Đỏ, người Tày, người Mường ở Thanh Hóa, Hòa Bình. Ảnh: Đình Tuyên
bna_Phong trung bay 2.jpg
Là một thợ dệt thổ cẩm có tiếng ở Nghệ An lại có điều kiện đi đến nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, từ hàng chục năm nay, bà Bích đã có ý tưởng mở một gian trưng bày các hiện vật truyền thống của các dân tộc thiểu số và mục tiêu hướng đến là lập ra một bảo tàng nhỏ. Ảnh: Đình Tuyên
bna_phong trung bay 9.jpg
Theo bà Sầm Thị Bích (bìa trái) thì những chiếc vò này là thứ mà nhà trai đem đến nhà gái trong tục cưới của người Mường ở Thạch Thành - Thanh Hóa. Ảnh: Hữu Vi
bna_phong trung bay 8.jpg
Còn đây là loại vòng bạc thường dùng trong đám cưới người Thái ở Nghệ An. Ở một số nơi, nhà trai nhất thiết phải có một đôi vòng bạc như thế này trao cho mẹ vợ để nhớ đến công ơn sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu. Ảnh: Hữu Vi
bna_phong trung bay 7.jpg
Một số đồ dùng bằng bạc của người Thái ở Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi
bna_phong trung bay 3.jpg
Cũng theo bà Bích thì đây là bộ trang phục của bà Nàng Hồng, vợ Tri Phủ Quỳ Châu cuối cùng là ông Sầm Văn Viên. Bộ trang phục này đã được bà mua lại từ người thân của quan phủ. Ảnh: Đình Tuyên
bna_phong trung bay 5.jpg
Những chiếc mâm ăn cơm khoét từ gỗ nguyên khối sau đó được tạo tác để có thể treo lên. Loại mâm này hiện không còn được dùng phổ biến. Ảnh: Đình Tuyên
bna_phong trung bay 6.jpg
Những chiếc mõ trâu gợi nhớ về một thời chăn thả gia súc của cộng đồng người Thái. Người ta đeo mõ dưới cổ trâu, bò để có thể lần theo tiếng kêu mà tìm ra gia súc thả trong rừng. Ảnh: Đình Tuyên

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.