Phương pháp nào để phục hồi chức năng cho người khuyết tật?

(Baonghean) - Kể từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã trở thành địa chỉ tin cậy với các bệnh nhân khuyết tật không chỉ trong tỉnh mà còn cả các tỉnh lân cận.
“Những tưởng sẽ phải chịu cảnh tàn phế suốt đời”
 Đó là suy nghĩ của rất nhiều bệnh nhân mà chúng tôi đã có dịp gặp gỡ, trò chuyện tại Bệnh viện Phục hồi chức năng (PHCN) Nghệ An.
25 tuổi, Nguyễn Văn Huy (ở thị trấn Thanh Chương) trở thành bác sĩ với rất nhiều dự định cho tương lai, thế nhưng mới bắt đầu công việc được 3 tháng thì Huy phát hiện bị u máu não. Sau khi phẫu thuật tại một bệnh viện tuyến Trung ương, Huy bị liệt nửa người, phải ngồi xe lăn. Tưởng chừng như cánh cửa tương lai đã đóng lại, không còn cơ hội để cống hiến sức trẻ và thực hiện những ước mơ. Thế nhưng, mới chỉ sau 1 tháng điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện PHCN Nghệ An, sự phục hồi nhanh chóng khiến Huy ngạc nhiên, niềm hy vọng đã trở lại trong đôi mắt và bước chân của Huy. 
Toàn cảnh Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh:  Thành Cường
Toàn cảnh Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Thành Cường

"Nhập viện phục hồi chức năng với tình trạng liệt nửa người bên trái, không đi được, sau 1 tháng tập phục hồi chức năng tại đây, hiện tại tôi đã đi lại được. Ban đầu tôi cũng không nghĩ mình sẽ tự đi lại được nhanh như vậy. Điều quan trọng là tôi đã được các bác sĩ ở Bệnh viện PHCN Nghệ An đề ra phác đồ điều trị hợp lý với thể trạng và bệnh tật của tôi, nên tôi thấy sức khỏe của mình đã dần ổn định hơn trước rất nhiều. Tôi hy vọng thời gian tới tay sẽ phục hồi nhanh hơn để có thể làm việc, tiếp tục thực hiện những ước mơ còn dang dở”.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Huy

Bị tai nạn giao thông, anh Đào Văn Hiển (SN 1991) ở xóm 6, xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn) trải qua 3 lần phẫu thuật. Đầu tháng 4/2018, anh Hiển được gia đình đưa xuống phục hồi chức năng tại Bệnh viện PHCN Nghệ An trong tình trạng liệt 2 tay, 2 chân, gãy xương đùi phải.
Điều trị cho bệnh nhân tai biến.  Ảnh: Thành Cường
Điều trị cho bệnh nhân tai biến. Ảnh: Thành Cường

Với tình trạng bệnh nhân khá nặng, để điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sớm được hòa nhập cộng đồng, Bệnh viện đã hướng dẫn người nhà các chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp uống thuốc và tập vận động, như điện trị liệu, điện phân, điện xung 20 phút/ thủ thuật/ lần/ ngày; tập vận động 30 phút/ngày; xoa bóp 1 vùng/30 phút/ngày. Đây là một trong những trường hợp bệnh nhân nặng, đã bị 3 năm rồi, nên rất cần sự kiên trì của gia đình. Về phía Bệnh viện sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhất để bệnh nhân có thể phục hồi một cách hiệu quả”.

Bác sĩ Phan Thị Thịnh 

Không chỉ có trường hợp anh Đào Văn Hiển hay em Nguyễn Văn Huy mà ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An hiện có hàng trăm trường hợp khuyết tật vận động từ tai nạn, tai biến, từ các bệnh lý khác đang hàng ngày, hàng giờ điều trị, phục hồi chức năng tại đây và đã đem lại kết quả khả quan.
Như trường hợp cháu Đinh Khánh Băng, 6 tuổi ở xã Diễn Hạnh (Diễn Châu) bị liệt nửa người bên phải, nói ngọng, tay chân không cử động được; theo bà Hoàng Thị Kim - bà nội cháu Băng cho biết: “Gia đình đã đưa cháu đi khắp các bệnh viện trong tỉnh, trong nước để chữa trị nhưng cháu vẫn không tiến triển. Qua tìm hiểu, được biết Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An có thể phục hồi cho người khuyết tật, gia đình quyết định chuyển cháu nhập viện. Hơn 10 ngày ở bệnh viện này, cháu được các y, bác sĩ chăm sóc chu đáo, đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị, phục hồi như xoa bóp kết hợp vật lý trị liệu, hiện nay tay chân cháu đã mềm hơn, cử động tương đối dễ dàng. Đặc biệt, cháu đã có thể gọi “bà”, “mẹ” rõ tiếng chứ không nói ngọng như trước đây. Gia đình rất phấn khởi”.
Phác đồ điều trị phù hợp
Bác sĩ Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Bệnh viện chuyên điều trị và PHCN các bệnh về xương, khớp, thần kinh, vận động, tai biến mạch não, liệt do các di chứng não, trẻ bại não, tự kỷ, đặc biệt là PHCN sau các tai nạn, chấn thương sọ não, tủy sống, gãy xương… Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị PHCN cho các bệnh nhân từ các tuyến huyện, tỉnh, Trung ương chuyển về như Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Bệnh viện 103...
Hiện nay, Bệnh viện đang trong quá trình hoàn thành các thủ tục là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức, tiếp nhận điều trị PHCN sau phẫu thuật; mời các chuyên gia về PHCN đến trực tiếp hướng dẫn các kỹ thuật về vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. 
Giáo sư Cao Minh Châu Tư vấn cho bệnh nhân trong điều trị và PHCN. Ảnh: Thành Cường
Giáo sư Cao Minh Châu tư vấn cho bệnh nhân trong điều trị và PHCN. Ảnh: Thành Cường
Để nâng cao chất lượng điều trị và phục vụ người bệnh, Bệnh viện PHCN Nghệ An đã mời GS.TS Cao Minh Châu - Chủ nhiệm bộ môn Phục hồi chức năng Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội PHCN Việt Nam; GS.TS.BS. Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103, Học viện Quân Y… về chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên của bệnh viện. Về kỹ năng, các Giáo sư sẽ triển khai đào tạo dựa trên kỹ năng và chọn kỹ năng người thầy thuốc đứng trước một bệnh nhân cụ thể.
Ví như trước bệnh nhân bị liệt nửa người, các bác sĩ phải chẩn đoán được bệnh nhân liệt nửa người do nguyên nhân nào, bệnh liệt nửa người này bị tổn thương ở chỗ nào, bệnh nào gây nên bệnh liệt nửa người... và đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. Các bác sĩ Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cũng được các GS.TS hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm cụ thể trên từng người bệnh.
Bệnh viện PHCN Nghệ An
Bên cạnh phác đồ điều trị phù hợp, Bệnh viện PHCN Nghệ An còn chăm sóc bệnh nhân bằng những món ăn đảm bảo an toàn thực phẩm. Ảnh: Thành Cường

“Hy vọng rằng trong thời gian ngắn các bác sĩ của Bệnh viện sẽ tiếp cận nhanh những kinh nghiệm, để phục vụ và điều trị bệnh nhân ngày càng tốt hơn”. 

GS.TS.BS. Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103, Học viện Quân Y
Cùng với đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, với người bệnh, việc ăn uống bên cạnh cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong phòng và điều trị bệnh. Nếu dinh dưỡng tốt thì sẽ giúp cho việc điều trị mang lại hiệu quả và người bệnh mau chóng hồi phục, rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí điều trị.
Với sự nỗ lực đoàn kết vượt khó vươn lên, đầu tư và điều trị đúng hướng, Bệnh viện PHCN Nghệ An đã được bộ, ngành, UBND tỉnh và người bệnh ghi nhận cả về chuyên môn và thái độ phục vụ người bệnh. Đây là niềm tự hào cũng là động lực để cán bộ, nhân viên Bệnh viện PHCN Nghệ An tiếp tục phấn đấu, không ngừng nâng cao phục vụ khám, chữa bệnh, xứng đáng là địa chỉ tin cậy, nơi thắp sáng niềm tin cho bệnh nhân khuyết tật.
Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”; là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”; mô hình “Bệnh viện - Khách sạn” Xanh - Sạch - Đẹp đầu tiên tại Nghệ An. 

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. 
ĐT Phòng khám: 02383.949.709
ĐT trực 24/24: 02383.952.020
ĐT nóng: 0966.251.414; ĐT hotline: 0912.002.210
ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.