Toàn tỉnh Nghệ An vẫn còn 169 trường 'đóng cửa' do ngập lụt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương từ đồng bằng đến miền núi ở Nghệ An ảnh hưởng nặng nề. Đến thời điểm này, một số nơi vẫn chưa khắc phục được hậu quả nên nhiều trường học chưa thể đón học sinh trở lại trường.

Huyện Nam Đàn là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của mưa lũ, khiến học sinh trên toàn huyện phải nghỉ học vài ngày. Đến sáng nay (3/10), hầu hết các trường học đã mở cửa đón học sinh đi học trở lại; riêng các trường ở vùng 5 Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Trường Mầm non Trung Phúc Cường vẫn bị ngập trong nước. Ảnh: CSCC
Trường Mầm non Trung Phúc Cường vẫn bị ngập trong nước. Ảnh: CSCC

Trao đổi về điều này, ông Lê Trung Sơn - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đàn cho biết: Chúng tôi chủ trương nước rút đến đâu sẽ dọn dẹp trường lớp đến đó. Nhưng riêng vùng 5 Nam, hầu hết các trường đều đang bị ngập và địa hình lại bị chia cắt. Đặc biệt, năm nay nước xuống rất chậm nên việc ngập lụt có thể kéo dài và chưa biết đến khi nào học sinh mới có thể quay trở lại trường.

Tại huyện Quỳnh Lưu, đến sáng nay 3/10, vẫn còn một số trường mầm non ở các xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng và Quỳnh Giang tạm thời cho học sinh nghỉ học vì trường bị ngập, ảnh hưởng đến an toàn của trẻ.

Giáo viên Trường Tiểu học Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu) lau dọn lại bàn ghế để đón học sinh đi học trở lại. Ảnh: CSCC

Giáo viên Trường Tiểu học Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu) lau dọn lại bàn ghế để đón học sinh đi học trở lại. Ảnh: CSCC

Toàn huyện Yên Thành, sáng nay, 99/110 trường học đã đón học sinh trở lại trường. Những trường học sinh chưa thể đi học do ngập lụt, gồm: THCS Nhân Thành, THCS Hoàng Tá Thốn, Tiểu học và Mầm non Nhân Thành, Long Thành và các Trường Mầm non Vĩnh Thành, Mầm non Hồng Thành...

Sau mưa lũ, một số trường ở huyện Con Cuông bị hư hỏng. Ảnh: CSCC

Sau mưa lũ, một số trường ở huyện Con Cuông bị hư hỏng. Ảnh: CSCC

Trong sáng nay, trên địa bàn huyện Con Cuông dù không còn mưa lớn nhưng thời tiết vẫn âm u và dự báo có thể vẫn còn mưa. Trên toàn huyện, học sinh vẫn tiếp tục phải nghỉ học.

Ông Nguyễn Thanh An - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông cho biết: Trong đợt mưa lũ vừa rồi, trên địa bàn huyện có một số trường bị gãy đổ hàng rào như Trường PT DTNT Tiểu học Cam Lâm, Trường THCS Châu Cam, Trường Mầm non Mậu Đức. Hiện tại, về cơ bản các trường đã dọn dẹp vệ sinh trường lớp nhưng đến chiều hôm qua, trên địa bàn huyện vẫn có mưa lớn, nước ở các khe, suối vẫn tràn về và nhiều nơi đường đi học của học sinh vẫn còn bị chia cắt. Vì vậy, trong sáng nay, huyện vẫn tạm thời cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.

2 ngày cuối tuần qua, huyện Kỳ Sơn vẫn là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do ảnh hưởng của lũ ống xảy ra vào rạng sáng 2/10. Trong số các trường bị thiệt hại, điểm trường mầm non Hòa Sơn và Tiểu học Tà Cạ đóng trên địa bàn xã Tà Cạ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ông Phan Văn Thiết - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết: Hai ngôi trường này hiện đang bị vùi lấp trong hàng tấn bùn và chắc chắn phải cần một thời gian nữa và huy động rất nhiều lực lượng mới có thể dọn dẹp sạch sẽ. Tuy nhiên, vì lúc này nước vẫn đang chảy xiết, bị chia cắt, cô lập nên chúng tôi vẫn đang khó tiếp cận với trường.

Tại Trường THPT Kỳ Sơn, hiện đang còn hơn 1.000 học sinh ở trọ quanh khu vực trường; riêng số học sinh nằm ở vùng nguy hiểm tập trung chính ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 (xã Tà Cạ). Thầy giáo Lê Văn Tảo - Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Sơn cho biết: Hiện khu ký túc xá của trường đang còn một số hạng mục nhỏ nên từ đầu năm đến nay các em vẫn đang ở nhà trọ. Tuy nhiên, ngay sau khi xảy ra đợt lũ quét, chúng tôi đã trao đổi với nhà đầu tư và sử dụng khu vực tầng 2 của dãy nhà ký túc xá đã hoàn thành để đưa các em ở vùng nguy hiểm vào ở. Trong sáng nay, ngoài 60 em ở bản Hòa Sơn, hơn 40 học sinh khác ở các bản thuộc vùng nguy hiểm cũng đã được lực lượng chức năng giúp đỡ để đến nơi an toàn. Nhà trường đã lo nơi ăn, chốn ở và tổ chức nấu ăn cho học sinh. Tuy nhiên, hoàn cảnh của các em rất khó khăn vì đã bị trôi toàn bộ sách vở, áo quần, rất cần sự giúp đỡ.
Điểm trường mầm non Tà Cạ ở xã Hòa Sơn bị ngập trong mưa lũ, phải mất nhiều thời gian mới có thể khắc phục. Ảnh: P.V

Điểm trường mầm non Tà Cạ ở xã Hòa Sơn bị ngập trong mưa lũ, phải mất nhiều thời gian mới có thể khắc phục. Ảnh: P.V

Báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong đợt lũ vừa qua, ngoài các trường học thì nhiều nhà của giáo viên cũng bị thiệt hại và hư hỏng. Trong đó, số nhà của giáo viên bị ảnh hưởng là 41 nhà với 14 nhà bị nước cuốn trôi, 14 nhà bị sạt lở và sập, 17 nhà bị nước ngập vào nhà. Nhiều cô giáo như cô Lô Thị Trang, cô Lô Thị Hương ở Trường Mầm non Huồi Tụ, cô La Thị Ượt ở Trường Tiểu học Mường Típ 2 bị nước cuốn trôi sạch nhà cửa và không còn tài sản nào giữ lại được.

Người dân xã Tà Cạ làm cầu tạm để "giải cứu" 60 học sinh bị mắc kẹt. Ảnh: CSCC

Người dân xã Tà Cạ làm cầu tạm để "giải cứu" 60 học sinh bị mắc kẹt. Ảnh: CSCC

Dù điều kiện khó khăn nhưng sáng nay toàn huyện Kỳ Sơn chỉ có 11/71 trường nghỉ học, chủ yếu tập trung tại thị trấn, các xã Tà Cạ, Na Ngoi, Nậm Cắn... Từ đầu năm học đến nay, dù chỉ mới 1 tháng nhưng đã 2 lần các trường học ở huyện Kỳ Sơn phải chịu lũ cuốn, gây thiệt hại nhà cửa.

Học sinh Trường THPT Kỳ Sơn đã được đưa về sinh hoạt tập trung tại ký túc xá nhà trường an toàn. Ảnh: CSCC
Học sinh Trường THPT Kỳ Sơn đã được đưa về sinh hoạt tập trung tại ký túc xá nhà trường an toàn. Ảnh: CSCC

Toàn tỉnh, theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, từ hơn 400 trường phải cho học sinh nghỉ học, sáng nay chỉ còn 169 trường. Hiện Sở cũng đã chỉ đạo các nhà trường sớm khắc phục mưa lũ, kiểm tra lại công tác đảm bảo an toàn ở các trường học và đường đến trường. Việc đi học chỉ thực hiện trở lại khi đảm bảo tuyệt đối an toàn cho phụ huynh, học sinh và giáo viên.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.