Sức mua giảm, thị trường bánh Trung thu ở Nghệ An trầm lắng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) -Gần 1 tháng nay, nhiều thương hiệu bánh Trung thu đã dựng các quầy, ốt bày bán bánh ở các điểm chính trên địa bàn thành phố và các huyện, thị. Theo ghi nhận, chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu song sức mua mặt hàng này khá chậm, thị trường ảm đạm…

bna_vắng vẻ.jpg
Năm nay, các thương hiệu lớn đều giảm các điểm trưng bày bánh Trung thu, chỉ tập trung ở một số tuyến phố chính. Ảnh: Thanh Phúc

Nếu như các năm trước, thời điểm này, cả thành phố Vinh ngập trong sắc màu rực rỡ của các ki-ốt trưng bày, bán bánh Trung thu, thì năm nay lượng ki-ốt đó giảm mạnh. Chỉ ở một số điểm chính như nhà hàng, khách sạn lớn và một số tuyến phố chính, các thương hiệu bánh Trung thu mới dựng ốt bày bán.

Là thương hiệu khá nổi tiếng và lâu năm trên thị trường bánh Trung thu, nếu như năm 2022, K.Đ có đến 30 điểm trưng bày, bán bánh ở các tuyến phố thì năm nay, chỉ còn 7 điểm bán. Anh Nguyễn Trung Tuấn, nhân viên của một quầy bánh trung thu K.Đ trước cổng Công viên trung tâm thành phố Vinh cho biết: “Năm nay, doanh nghiệp rút gọn các điểm trưng bày. Chỉ bày bán ở một số điểm chính còn lại là chào hàng ở các đại lý tạp hoá, ký gửi ở các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn”.

bna_chỉ 1 gian hàng.jpg
Trước khách sạn Sài Gòn Kim Liên, nếu như năm trước là cả một dãy dài các ki-ốt của nhiều thương hiệu bánh Trung thu thì năm nay, chỉ một ki-ốt lẻ loi nằm khiêm tốn trước vỉa hè. Ảnh: Thanh Phúc

Không chỉ hãng bánh K.Đ mà các thương hiệu lớn khác năm nay cũng giảm các điểm trưng bày, lượng bánh tung ra thị trường cũng cầm chừng hơn các năm trước.

Theo khảo sát, năm nay, hầu hết các loại bánh Trung thu đều tăng giá so với năm trước 5 - 10%, do giá nguyên liệu đầu vào tăng. Cụ thể, đối với dòng sản phẩm thuộc phân khúc bình dân có giá dao động 50.000 - 120.000 đồng/sản phẩm. Ngoài sản phẩm mang hương vị truyền thống với nhân bánh: Thập cẩm, hạt sen, trứng muối…, các dòng sản phẩm bánh Trung thu chay, ăn kiêng được đưa ra thị trường với các hương vị từ đậu xanh hạnh nhân, mè đen hạt dưa, trà xanh...

bna_chỉ ít khách mua.jpg
Lượng khách đến mua bánh cũng rất thưa thớt. Ảnh: Thanh Phúc

Các loại bánh phục vụ thiếu nhi với hình dạng con vật đẹp mắt có giá khoảng 45.000 đồng/sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều loại bánh Trung thu cao cấp được bày bán nhằm phục vụ nhu cầu biếu, tặng với mức giá khoảng 500.000 đồng đến 5 triệu đồng/hộp.

Giá bán tăng song theo ghi nhận, sức mua năm nay giảm mạnh, thị trường bánh Trung thu kém sôi động hơn mọi năm. Anh Võ Mai Thịnh, chủ một đại lý bánh kẹo ở đường Thái Phiên, thành phố Vinh cho biết: “Năm nay, rất nhiều thương hiệu lớn đến chào hàng các loại bánh Trung thu. Tuy nhiên, do tính thời vụ, hạn sử dụng thấp nên nếu không bán được sẽ lỗ vốn. Do đó, tôi chỉ nhập một số loại bánh có giá vừa phải, phù hợp với nhu cầu của người dân.

bna_kt bánh2.jpg
Ở các đại lý tạp hoá, gian hàng bánh Trung thu cũng rất ít người hỏi mua. Ảnh: Thanh Phúc

Hơn nữa, kinh tế khó khăn nên nhu cầu bánh Trung thu biếu, tặng cũng ít, nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng tiết giảm các hoạt động vui Tết Trung thu nên lượng bánh đặt sỉ giảm mạnh. Nếu như các năm trước, đến thời điểm này, đã chốt đơn sỉ cho các đại lý cấp 2, cấp 3 xong xuôi; cung ứng cả nghìn bánh cho các cơ quan, đơn vị thì năm nay, chỉ bán lẻ lai rai”.

Bên cạnh các thương hiệu bánh lớn, các cơ sở bánh Trung thu truyền thống trong tỉnh cũng vào cao điểm sản xuất, phục vụ nhu cầu thị trường. Dù giá nguyên liệu đầu vào tăng so với năm trước nhưng hầu hết các xưởng vẫn bình ổn giá bán, tuy nhiên, đến thời điểm này sức mua thấp hơn so với cùng kỳ năm trước đến 50%.

bna_công đoạn bánh.jpg
Các xưởng bánh cũng sản xuất cầm chừng khi thị trường chững lại. Ảnh: Thanh Phúc

“Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh song theo khảo sát thị trường, chúng tôi quyết định giữ nguyên giá bán. Tuy nhiên, do thu nhập người dân giảm sút nên các gia đình có xu hướng giảm chi phí những mặt hàng không phải là đồ tiêu dùng thiết yếu như bánh Trung thu. Đến nay, đã cận kề Tết Trung thu nhưng lượng bánh bán ra chưa được một nửa so với năm trước”, anh Nguyễn Bá Xuân, chủ một xưởng bánh Trung thu truyền thống ở phường Cửa Nam (TP.Vinh) cho biết.

Nếu như các năm trước, khi thị hiếu người tiêu dùng thường tìm mua các loại bánh hanmade, đặt trước với các loại nhân, vỏ bánh theo sở thích khiến “người người, nhà nhà” làm bánh Trung thu bán thì năm nay, lượng khách cũng giảm mạnh.

bna_tự làm.jpg
Các đơn hàng bánh handmade cũng giảm mạnh so với các năm trước. Ảnh: Thanh Phúc

Chị Kiều Oanh, một nhân viên văn phòng có nghề tay trái làm các loại bánh cho biết: “Nếu như các năm trước, từ sau Rằm tháng Bảy là đã bận tối mặt với đơn bánh Trung thu thì năm nay, rất ít người đặt bánh. Chủ yếu là các đơn hàng từ những người thân quen, bạn bè, đồng nghiệp. Họ đặt bánh rải rải để thắp hương ngày tuần, thưởng trà, nhâm nhi chứ không dồn đơn vào Tết Trung thu. So với các năm cao điểm, năm nay, lượng khách giảm đến 70%”.

Ngày 8/9, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An đã có Văn bản số 2834/BCĐ-SYT về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2023. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu cho tất cả các nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

bna_kiểm tra kinh doanh bán trung thu.jpg
Các phường, xã đẩy mạnh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung thu. Ảnh: CSCC

Trong đó tập trung, ưu tiên kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; Tổ chức giám sát mối nguy cơ ô nhiễm đối với các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu nhằm kịp thời truyền thông, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.