Thảo luận tổ HĐND tỉnh: Nóng vấn đề tăng thu học phí

03/08/2016 18:02

(Baonghean.vn) - Ttăng thu học phí là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm tại các phiên thảo luận ở tổ.

Chiều 3/8, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII diễn ra phiên thảo luận ở tổ. Tổ 5 gồm Đại biểu HĐND tỉnh được bầu tại các đơn vị bầu cử huyện Đô Lương, Nam Đàn và Anh Sơn. Đồng chí Đặng Thanh Tùng - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Anh Sơn, đại biểu HĐND chủ trì thảo luận.

Đồng chí Hoàng Viết Đường - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tham dự buổi thảo luận.

Cùng dự có các Đại biểu Quốc hội khóa XIV được bầu tại các huyện Đô Lương, Nam Đàn và Anh Sơn; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy; thủ trưởng các đơn vị: Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND các huyện Đô Lương, Nam Đàn, Anh Sơn.

Các đại biểu tham dự buổi thảo luận.
Các đại biểu tham dự buổi thảo luận.

Trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn, đại biểu tổ 5 thảo luận nhiều vấn đề mà cử tri trong tỉnh quan tâm về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Cụ thể là các vấn đề: thu, chi ngân sách và nợ đọng thuế, vấn đề nợ công trong đầu tư cơ bản; công tác thu hồi dự án chậm triển khai trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn; hoàn trả lưới điện nông thôn; tìm giải pháp phát huy có hiệu quả trong công tác chuyển đổi HTX nông nghiệp; chính sách hỗ trợ phòng, chống, cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy rừng; cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo; vấn đề điều chỉnh mức thu học phí (áp dụng từ năm 2016 - 2017), phân vùng mức thu học phí, công tác xã hội hóa giáo dục...

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, về vấn đề tăng thu học phí phụ thuộc vào các yếu tố như ngân sách dành cho giáo dục, tình hình kinh tế xã hội và công tác xã hội hóa giáo dục.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, về vấn đề tăng thu học phí phụ thuộc vào các yếu tố như ngân sách dành cho giáo dục, tình hình kinh tế xã hội và công tác xã hội hóa giáo dục.

Về vấn đề giáo dục, phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nêu thực trạng tăng đột biến số học sinh ở bậc học mầm non. Tình trạng này đã dẫn đến chuyện thiếu giáo viên, thiếu phòng học, gây khó khăn lớn cho ngành giáo dục tỉnh nhà. Hiện, Sở đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh và các huyện, thành thị về công tác xã hội hóa giáo dục.

Đối với vấn đề tăng thu học phí, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo mong muốn các đại biểu thảo luận để tìm giải pháp bởi đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh.

Đồng chí cũng cho biết, sở dĩ Nghệ An có mức thu cao hơn so với một số tỉnh, thành do nhiều yếu tố quyết định. Ví dụ như mức thu học phí này dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội của địa phương; phụ thuộc vào nguồn kinh phí dành cho giáo dục; công tác xã hội hóa giáo dục... Trong khi đó, kinh phí dành cho giáo dục tỉnh ta chưa phải ở mức cao, trong khi chúng ta đang phấn đấu giữ chỉ tiêu nằm top đầu trong cả nước. Nếu không tăng thu học phí thì chỉ tiêu này liệu có đạt được?

Đại biểu Trần Văn Hường - Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh nêu thực trạng vào đầu năm học mới thường xảy ra tình trạng chạy lớp, chạy trường. Về vấn đề tăng thu học phí và phân vùng, đại biểu cho rằng cần khảo sát, đánh giá cụ thể về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội cụ thể của địa phương, không nên bình quân hóa từng vùng.

Đại biểu Trần Văn Hường băn khoăn về tình trạng chạy trường, chạy lớp ở các cấp học vẫn diễn ra trước mỗi năm học mới gây nên nhiều hệ lụy.
Đại biểu Trần Văn Hường băn khoăn về tình trạng chạy trường, chạy lớp ở các cấp học vẫn diễn ra vào dịp đầu năm học mới gây nên nhiều hệ lụy.

Về vấn đề chạy trường, chạy lớp, bà Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định các cơ sở trên địa bàn thành phố không hề quá tải. Tình trạng quá tải chỉ là ảo, nếu dựa vào hộ khẩu và đúng tuyến thì chắc chắn không thể xảy ra tình trạng quá tải. Vậy nguyên nhân của vấn đề này phần lớn là do tâm lý của phụ huynh.

Bà Chi cho biết về chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục ở các bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở chưa có sự phân hóa. Vì thế mong muốn các bậc phụ huynh không nên vì tâm lý chọn trường, chọn lớp để rồi chạy chọt, nhờ vả gây khó khăn cho cán bộ ngành giáo dục và nhiều hệ lụy trong đó.

Một giờ học ở trường THCS thị trấn Cầu Giát (Quỳnh Lưu).
Một giờ học ở trường THCS thị trấn Cầu Giát (Quỳnh Lưu).

Về vấn đề lạm thu, hiện trong nhà trường hiện có 3 khoản thu. Đó là học phí, tiền gửi xe đạp và tiền bảo hiểm. Còn một khoản thu khác là khoản thu tự nguyện. Tuy nhiên có thể do cách diễn giải khiến phụ huynh nhầm là khoản thu bắt buộc. Ngành Giáo dục khẳng định hoàn toàn không bắt buộc về khoản này, vì thế bất kỳ trường nào, lớp nào áp dụng khoản thu tự nguyện như một khoản thu bắt buộc thì đề nghị đại biểu, cử tri phản ánh để Sở có biện pháp xử lý.

Đồng chí Hoàng Viết Đường khẳng định phân vùng thu học phí là đúng, phù hợp. Tuy nhiên đề nghị mức thu học phí cần thật sự sát với đời sống kinh tế của từng địa phương, nếu có thể khảo sát và chia ra các mức trong một vùng.
Đồng chí Hoàng Viết Đường - Phó chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định phân vùng thu học phí là đúng, phù hợp. Tuy nhiên đề nghị mức thu học phí cần thật sự sát với đời sống kinh tế của từng địa phương, nếu có thể khảo sát và chia ra các mức trong một vùng.

Phát biểu tại buổi thảo luận, đồng chí Hoàng Viết Đường - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao chất lượng nội dung đại biểu thảo luận. Bên cạnh đó, đồng chí lưu ý về công tác phân vùng, đề nghị xây dựng nghị quyết thật sự sát với đời sống kinh tế của từng địa phương. Nếu có thể khảo sát và chia ra các mức trong một vùng. Về vấn đề đại biểu nêu về mức thu học phí cao so với các một số địa phương trong nước, đồng chí Hoàng Viết Đường lưu ý Sở Giáo dục và Đào tạo cần cân đối mức thu giữa các địa phương, không được thu quá cao hoặc quá thấp mà phải hài hòa.

Ngoài ra, tại tổ bầu cử số 5, các đại biểu cũng dành sự quan tâm hơn đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và tình trạng hàng giả.

Các đại biểu cho rằng, các ngành chức năng cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra bởi hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như tâm lý người tiêu dùng, gây khó khăn cho quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội nói chung và về chất lượng hàng hóa nói riêng.

Tại tổ 5, các đại biểu có ý kiến về vấn đề nợ công trong xây dựng cơ bản, nợ tiền thưởng đối với các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, chính sách hỗ trợ đối với việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa; sớm cân đối ngân sách để giải quyết thực hiện chi trả trợ cấp cho các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng…

Cảnh Nam

TIN LIÊN QUAN

Thảo luận tổ HĐND tỉnh: Nóng vấn đề tăng thu học phí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO