Tín hiệu xấu với cuộc chiến pháp lý Tổng thống Trump

(Baonghean.vn) - “Không có gian lận trên quy mô lớn có thể làm thay đổi kết quả bầu cử” - đây là tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr sau khi Tổng thống Donald Trump chỉ trích Bộ Tư pháp không làm hết khả năng trong điều tra các hành vi gian lận bầu cử.

Từng được xem là một trong những nhân vật cấp cao nhất của đảng Cộng hòa, một trong những nhân vật bảo vệ tổng thống nhiệt thành nhất, tuyên bố của ông William Barr đã giáng một đòn mạnh vào cuộc chiến pháp lý mà đội ngũ của ông Donald Trump, dẫn đầu là Luật sư Rudy Giuliani đang theo đuổi.

“Gáo nước lạnh” với Donald Trump

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin AP, Bộ trưởng Tư pháp William Barr tuyên bố không có bằng chứng về gian lận bầu cử quy mô lớn, có thể làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hôm 3/11 vừa qua. Trước đó, hôm Chủ nhật vừa rồi, ông Donald Trump đã chỉ trích Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã “mất tích” và “không chịu hành động” để điều tra các hành vi gian lận bầu cử mà đội ngũ của ông Donald Trump cáo buộc. Tuy nhiên, trong nội dung trả lời phỏng vấn, ông William Barr một lần nữa khẳng định quá trình xem xét của Bộ An ninh nội địa và Bộ Tư pháp đã không tìm ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho các cáo buộc này.

Bộ trưởng Tư pháp William Barr là quan chức cấp cao nhất đi ngược lại quan điểm của Donald Trump về kết quả bầu cử. Ảnh: The Politico
Bộ trưởng Tư pháp William Barr là quan chức cấp cao nhất đi ngược lại quan điểm của Donald Trump về kết quả bầu cử. Ảnh: The Politico

Những vấn đề mà đội ngũ pháp lý của ông Donald Trump chỉ ra như các vấn đề về chữ ký, về dấu bưu điện trên các lá phiếu gửi qua thư, một số lượng nhỏ phiếu bị gửi nhầm và thất lạc… là những sai sót điển hình trong các cuộc bầu cử từ trước tới nay, nhưng số lượng sai sót là rất nhỏ, không phải là gian lận trên diện rộng để có thể thay đổi kết quả bầu cử chung cuộc. Trước đó, ông William Barr từng làm rõ rằng việc xử lý các khiếu nại liên quan đến kết quả bầu cử cần được thực hiện trong hệ thống của các tiểu bang mà không phải nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.

William Barr là quan chức cấp cao đầu tiên của đảng Cộng hòa đưa ra quan điểm trái ngược với các tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về kết quả cuộc bầu cử. Sự bác bỏ của ông William Barr thực sự là một “gáo nước lạnh” với Tổng thống bởi ông từng được coi là một trong những người bảo vệ Tổng thống quyết liệt nhất, làm mờ ranh giới công bằng giữa Bộ Tư pháp và Nhà Trắng.

Trong quá khứ, Bộ Tư pháp dưới sự điều hành của William Barr đã công bố một bản báo cáo cho là có lợi cho ông Donald Trump sau cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử của cố vấn đặc biệt Robert Mueller, ông cũng đứng về phía Tổng thống khi nước Mỹ nổ ra các cuộc biểu tình phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc, ông cũng bảo vệ ông Donald Trump trong việc sử dụng các quyền hành pháp trong một loạt vấn đề, trong đó có lệnh cấm TikTok và WeChat của Trung Quốc.

Trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra, chính William Barr đã ủng hộ lập trường của ông Donald Trump về việc cho phép bỏ phiếu qua bưu điện để ngăn sự lây lan của dịch Covid-19 có thể dẫn đến tình trạng gian lận hàng loạt. Bởi vậy, sự “quay lưng” của một nhân vật cấp cao và từng sát cánh trong những giai đoạn khó khăn nhất không chỉ là một “đòn giáng mạnh” với cá nhân Tổng thống Donald Trump, mà còn mang đến thách thức rất lớn cho chiến dịch pháp lý mà đội ngũ của ông Donald Trump đang theo đuổi.

Ngay sau khi nội dung cuộc phỏng vấn của William Barr được AP đăng tải, người ta đã thấy ông tới Nhà Trắng. Nhiều người suy đoán rằng, với những tuyên bố đi ngược quan điểm của Tổng thống, ông sẽ là người tiếp theo phải ra đi trong những ngày tháng có thể là cuối cùng của chính quyền Donald Trump. Trước đó, Giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Christopher Krebs cũng đã từng trải qua tình huống tương tự, đó là bị ông Donald Trump sa thải sau khi đưa ra tuyên bố cuộc bầu cử năm 2020 là “cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ”.

Dù vậy, giới phân tích cho rằng, ông Donald Trump sẽ không dễ dàng đưa ra quyết định sa thải William Barr bởi vị thế rất cao của ông trong quỹ đạo của tổng thống và bởi danh tiếng một quan chức trung thành trong nội các.

Cố vấn cấp cao Rudy Giuliani tới Michigan làm việc với Ủy ban bầu cử về kết quả kiểm phiếu. Ảnh: AP
Cố vấn cấp cao Rudy Giuliani tới Michigan làm việc với Ủy ban bầu cử về kết quả kiểm phiếu. Ảnh: AP

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn

Dư luận Mỹ đánh giá tuyên bố của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr như một tín hiệu cho sự kết thúc của chiến dịch pháp lý nhằm đảo ngược kết quả bầu cử mà đội ngũ của Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi - một chiến dịch mà ngay từ đầu đã bị đánh giá là có rất hy vọng. Không những vậy, tuyên bố của ông William Barr còn làm bùng lên làn sóng chỉ trích mới về việc Tổng thống Donald Trump không chịu chấp nhận thua cuộc, coi những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump và đội ngũ của ông là cuộc chiến nhằm thâu tóm quyền lực.

Thế nhưng, đội ngũ luật sư mà ông Donald Trump tập hợp dưới sự dẫn dắt của 2 cố vấn cấp cao Rudy Giuliani và Jenna Ellis không dễ dàng chấp nhận thua cuộc đến thế. Sau tuyên bố của ông William Barr, Giuliani và Jenna Ellis đã “phản pháo” rằng, Bộ Tư pháp không điều tra đầy đủ cáo buộc về những điểm bất thường trong bầu cử, không phỏng vấn các nhân chứng - những người đứng ra tố cáo có hành vi bất hợp pháp trong quá trình bầu cử tại ít nhất là 6 bang. Ông Giuliani và Jenna Ellis cho biết, sẽ tiếp tục theo đuổi các vụ kiện ở Pennsylvania, Wisconsin, Michigan, Arizona và Georgia nhằm thay đổi kết quả bầu cử theo chiều hướng có lợi cho ông Donald Trump.

Trong một động thái mới nhất, hôm qua, ông Rudy Giuliani đã đến Michigan để làm việc với Ủy ban lập pháp của bang này liên quan đến quy trình bầu cử tổng thống năm 2020 tại bang này. Trước khi có buổi làm việc trực tiếp, ông Giuliani đã gửi một bản kiến nghị bằng văn bản tới ủy ban này. Bên cạnh đó, đội ngũ của ông Donald Trump còn lan truyền cáo buộc mang đậm “thuyết âm mưu” về một hệ thống phần mềm gian lận phiếu bầu được phát triển tại Venezuela và lưu trữ thông tin tại Đức. Hệ thống này thâm nhập hệ thống phần mềm kiểm phiếu và đếm các phiếu có lợi cho ứng cử viên Joe Biden. Tuy nhiên, cho đến nay, đội ngũ pháp lý của Tổng thống chưa đưa ra được bất cứ bằng chứng có giá trị nào đế chứng minh sự tồn tại của hệ thống phần mềm này.

Liệu ông Donald Trump có thể ở lại Nhà Trắng? Ảnh: Getty
Liệu ông Donald Trump có thể ở lại Nhà Trắng? Ảnh: Getty

Theo giới phân tích, bên cạnh việc khiếu kiện về gian lận bầu cử tại các bang chiến địa, đội ngũ pháp lý của Tổng thống vẫn còn một con đường khác là gây áp lực để các cơ quan lập pháp cấp bang không chứng nhận kết quả bầu cử. Trong trường hợp đó, việc lựa chọn các đại cử tri sẽ do Hội nghị đại biểu các bang quyết định, và khi đó, ông Donald Trump lại có lợi thế vì đảng Cộng hòa hiện đang chiếm đa số trong 50 đại biểu của 50 bang.

Cố vấn cao cấp Rudy Giuliani từng khẳng định, ông sẽ giúp cho Tổng thống vượt qua “sự tấn công của báo chí” để “giành lại chiến thắng đã bị đánh cắp”.  Một tia hy vọng vẫn còn sót lại với chiến dịch pháp lý của ông Donald Trump, đó là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Tư pháp về việc sẽ tiếp tục điều tra các cáo buộc về hành vi gian lận bầu cử nếu bên khiếu kiện đưa ra được bằng chứng đủ mạnh.

Thời gian còn lại chỉ là hơn 10 ngày trước khi Đại cử tri đoàn họp vào ngày 14/12 để xác định ai là người thực sự chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Và trong thời gian ngắn ngủi đó, ông Donald Trump và đội ngũ của mình sẽ buộc phải “lật những lá bài cuối cùng” nếu muốn tạo ra một kết cục chưa từng có trong lịch sử bầu cử Mỹ.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.