Tổng thống Philippines có thể từ chức sớm, Nga chuyển tên lửa hạt nhân về thủ đô

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Nga chuyển các tên lửa hạt nhân về thủ đô trong đêm; Hàn Quốc lên tiếng về sự dính líu của quan chức Triều Tiên đến vụ Cheonan; Tổng thống Philippines không muốn kéo dài nhiệm kỳ lãnh đạo dù chỉ một phút;... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Con rể Tổng thống Trump mất "đặc quyền" ở Nhà Trắng

Jared Kushner và Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Jared Kushner và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters
Con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Jared Kushner, đã bị giáng cấp an ninh tại Nhà Trắng, trong đó bao gồm cả việc không còn được tham gia các cuộc họp an ninh cấp cao.

Trong năm qua, ông Kushner, một cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump, đã được quyền tham gia các cuộc họp về an ninh cấp cao và tiếp cận báo cáo hàng ngày của Tổng thống Mỹ - một tài liệu tình báo tối mật.

Nhưng giờ đây, Kushner không được cho phép tham dự các buổi họp mật và chỉ được tiếp cận các tài liệu mật thay vì tối mật, do ông này chưa hoàn tất quá trình thẩm tra lý lịch.

2. Hàn lên tiếng về sự dính líu của quan chức Triều Tiên đến vụ Cheonan
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo. Nguồn: YONHAP/TTXVN
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo. Nguồn: YONHAP/TTXVN
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo ngày 28/2 đã từ chối xác nhận sự dính líu gây tranh cãi của một quan chức Triều Tiên tới vụ tấn công tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc trong năm 2010 làm 46 thủy thủ thiệt mạng.
Phản ứng trên được Bộ trưởng Song đưa ra trong bối cảnh tiếp tục xuất hiện sự chỉ trích về quyết định của Seoul cho phép Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol dẫn đầu phái đoàn Bình Nhưỡng tham gia lễ bế mạc Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018.
3. Tổng thống Philippines không muốn kéo dài nhiệm kỳ lãnh đạo dù chỉ một phút
Tổng thống Rodrigo Duterte. Ảnh: AP
Tổng thống Rodrigo Duterte. Ảnh: AP
Ngày 28/2 dẫn phát biểu của thư ký báo chí kiêm người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ không tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa và sẵn sàng từ chức sớm.

“Tổng thống từng nói rằng nếu có thể, ông ấy muốn từ chức sớm hơn và sẽ không ở lại thêm một phút nào sau năm 2022 (khi nhiệm kỳ tổng thống kết thúc)”, ông Roque phát biểu trong cuộc họp báo tại văn phòng Tổng thống Philippines.

4. Nga khẳng định Syria đã loại bỏ hoàn toàn kho vũ khí hóa học

Binh sỹ và quốc kỳ Syria tại thị trấn Shuaib al-Thikr, tỉnh Raqqa sau khi thị trấn này được giải phóng từ phiến quân IS ngày 23/12/2017. (Nguồn: THX/TTXVN)
Binh sỹ và quốc kỳ Syria tại thị trấn Shuaib al-Thikr, tỉnh Raqqa sau khi thị trấn này được giải phóng từ phiến quân IS ngày 23/12/2017. Ảnh: THX/TTXVN
Reuters đưa tin, ngày 28/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Syria đã loại bỏ kho vũ khí hóa học của nước này và đặt chúng dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế, bất chấp “những cáo buộc vô lý” nhằm vào chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. 
Phát biểu tại Hội nghị về Giải giáp vũ khí do Liên hợp quốc tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ), ông Lavrov cáo buộc Mỹ cùng đồng minh “lợi dụng những cáo buộc vô căn cứ về việc chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học để làm công cụ chống lại bộ máy chính trị của Syria.”

5. Hàn Quốc tuyên bố sẽ diễn tập quân sự với Mỹ từ đầu tháng 4

Binh sĩ Mỹ-Hàn. Ảnh: army.mil.
Binh sĩ Mỹ-Hàn. Ảnh: army.mil.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc hôm 28/2 đưa tin, phát biểu tại một hội thảo an ninh tại Mỹ, Cố vấn an ninh Tổng thống Hàn Quốc ông Moon Chung-in cho biết, Hàn Quốc và Mỹ có thể bắt đầu các cuộc tập trận quân sự chung vào tuần đầu tiên của tháng 4 tới.

Tuy nhiên ông Moon Chung-in cũng nhấn mạnh, nếu diễn ra các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trước các cuộc diễn tập, các bên có thể xem xét một số thỏa hiệp. Ông Moon Chung-in cũng hi vọng các cuộc đối thoại giữa Triều Tiên và Mỹ sẽ được bắt đầu.

6. Campuchia "buồn và sốc" vì Mỹ cắt viện trợ

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Reuters.
Campuchia "cảm thấy buồn và bị sốc" bởi "quyết định thiếu tôn trọng" của Mỹ, cắt giảm viện trợ cho Phnom Penh.

"Ngoài buồn và sốc trước quyết định của một quốc gia thân thiện liên quan đến viện trợ phát triển, Campuchia tự hào khi vẫn giữ vững và duy trì nền dân chủ bằng nghị lực", Phay Siphan, người phát ngôn chính phủ Campuchia, nói với Reuters ngày 28/2.

Phay Siphan gọi cắt viện trợ là hành động "thiếu tôn trọng" và "thiếu chân thành".

7. Nga chuyển các tên lửa hạt nhân về thủ đô trong đêm

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars của quân đội Nga. Ảnh: Sputnik
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars của quân đội Nga. Ảnh: Sputnik
Ba xe tải chở tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ngày 26/2 bắt đầu thực hiện hành trình dài 400 km từ sư đoàn tên lửa Teykovskaya hướng đến thủ đô Moscow, dưới sự hộ tống của lực lượng cảnh sát và quân cảnh, Rossiyskaya Gazeta đưa tin.

Video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy đoàn xe tải MAZ chở các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân này đã xuất hiện ở tuyến đường cao tốc vành đai Moscow ngay trong đêm.

Các nguồn tin cho biết số tên lửa này được đưa về Moscow để chuẩn bị cho lễ duyệt binh kỷ niệm 73 năm ngày chiến thắng phát xít 9/5 sẽ được tổ chức tại Quảng trường Đỏ.

8. Trump chọn quản lý chiến dịch tái tranh cử tổng thống 2020

Brad Parscale, giám đốc kỹ thuật số chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump năm 2016. Ảnh: AP.
Brad Parscale, giám đốc kỹ thuật số chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump năm 2016. Ảnh: AP.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump hôm 27/2 thông báo ông Parscale sẽ dẫn dắt việc "lập kế hoạch trước" cho nỗ lực năm 2020 và chiến dịch cũng sẽ tham gia cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, theo Guardian

Thông tin được phát đi 980 ngày trước ngày bầu cử, sớm hơn bất cứ tổng thống nào trước đây. 

Parscale làm "kiến trúc sư" kỹ thuật số trong suốt chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016, sau khi dành nhiều năm phát triển các trang web cho công ty bất động sản của ông Trump cũng như công ty của con gái. 

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.