TP Vinh: 'Ứng phó' tình hình dịch, nhiều hộ kinh doanh mặt phố chuyển nghề

(Baonghean.vn) - Là những dịch vụ nằm ở nhóm nguy cơ cao, trong hơn 1 năm xảy ra đại dịch Covid - 19 phải tạm dừng hoạt động nhiều lần, nhiều hộ kinh doanh nhóm nghề này hiện đã chuyển sang công việc khác để duy trì thu nhập.
Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Công văn số 3896 của UBND tỉnh Nghệ An, các cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử... phải dừng hoạt động tại cấp độ 2, 3, 4. Sau hơn 1 năm phải liên tục đóng cửa vì đại dịch, hiện nhiều cơ sở kinh doanh các dịch vụ này buộc phải chuyển nghề, tìm hướng đi mới để thích ứng. 
Quán karaoke K.N trên đường Nguyễn Văn Cừ buộc phải thanh lý toàn bộ cửa hàng sau 1 năm tạm dừng hoạt động vì dịch bệnh. Ảnh: Q.A
Quán karaoke K.N trên đường Nguyễn Văn Cừ phải thanh lý toàn bộ cửa hàng sau 1 năm tạm dừng hoạt động vì dịch bệnh. Ảnh: Q.A

Từ đầu tuần đến nay, chủ quán karaoke K.N trên đường Nguyễn Văn Cừ, TP.Vinh, phải thuê người đến tháo dỡ toàn bộ loa thùng, giàn hát, bàn ghế để thanh lý... sau hơn 10 năm hoạt động.

Đại diện quán karaoke K.N chia sẻ: "Từ thời điểm bùng phát dịch Covid - 19 vào tháng 6/2021, dịch vụ karaoke luôn đứng đầu trong danh sách phải tạm ngừng hoạt động do có nguy cơ lây nhiễm cao, chúng tôi đều chấp nhận đóng cửa vì cộng đồng. Đến nay đã 1 năm phải tạm nghỉ, thành phố Vinh vẫn nằm ở cấp độ 3 của dịch, theo quy định thì dịch vụ Karaoke vẫn phải tạm dừng hoạt động, do đó, chúng tôi phải chuyển hướng kinh doanh, thanh lý cửa hàng vì không biết đến bao giờ mới có thể mở cửa trở lại...".
Quán game trên đường Nguyễn Duy Trinh, phường Hưng Dũng đành phải chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác để duy trì thu nhập. Ảnh: Q.A
Quán game trên đường Nguyễn Duy Trinh, phường Hưng Dũng phải cthanh lý hàng chụ máy tính, chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Ảnh: Q.A

Được biết, vào đầu năm 2021, chủ kinh doanh này đã đầu tư gần 3 tỷ đồng để tân trang, nâng cấp lại phòng hát, tuy nhiên vừa hoàn thành thì dịch bùng phát nên chưa thể thu hồi vốn. "Thực tế nếu bây giờ cho mở cửa trở lại thì lúc dịch dã đang căng thẳng thế này, tôi dự trù cũng không có khách hát, nên gia đình thống nhất là chuyển nghề sớm lúc nào hay lúc ấy, để lâu dài phòng ốc không dùng đến thì máy móc hư hỏng hết, nhượng lại giá càng rẻ, càng lỗ mà thôi...." chủ quán Karaoke tiết lộ. 

Dịch vụ trò chơi điện tử, internet công cộng cũng luôn nằm trong top những dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao phải dừng hoạt động. Tuyến đường Nguyễn Duy Trinh là một trong những đường có nhiều quán trò chơi điện tử ở TP.Vinh. Theo ghi nhận của P.V, đến thời điểm này, các quán game cũng đã dừng hẳn việc kinh doanh, chuyển sang các ngành nghề khác để duy trì cuộc sống.
Chủ quán game H.T trên đường Nguyễn Duy Trinh cho biết, gia đình đã làm nghề nhiều năm qua, tuy nhiên đến nay không thể trụ lại được với nghề vì dịch vụ luôn phải tạm dừng hoạt động. Chủ quán đã phải thanh lý hàng chục máy tính với giá rẻ để lấy vốn đầu tư vào kinh doanh các loại rượu quê. Dù thu nhập bị sụt giảm, tuy nhiên đó cũng là cách duy nhất để có thể có được đồng ra đồng vào trong mùa dịch.
Một quán game khác trên địa bàn phường Hưng Dũng đã chuyển sang bán mặt hàng kim khí, điện nước. Ảnh: Q.A
Một quán game khác trên địa bàn phường Hưng Dũng đã chuyển sang bán mặt hàng kim khí, điện nước. Ảnh: Q.A

Một quán game khác đối diện với quán game H.T cũng đã tháo dỡ toàn bộ bảng biển quảng cáo game cũ, thay vào đó là biển quảng cáo mới để thông báo chuyển sang kinh doanh mặt hàng kim khí, điện nước với hy vọng việc kinh doanh sẽ thuận lợi, bù đắp một năm thất thu vì dịch bệnh.

Tương tự với các ngành nghề trên, dịch vụ ăn uống cũng trải qua một năm lao đao vì dịch bệnh. Thời điểm Chỉ thị 15 và 16, dịch vụ ăn uống phải tạm dừng hoạt động. Khi chuyển sang Nghị quyết 128 của Chính phủ, dịch vụ ăn uống tại chỗ chỉ được phép hoạt động ở cấp độ 1, 2, 3 và tạm dừng ở cấp độ 4. Việc liên tục phải dừng kinh doanh trong thời gian qua cũng khiến nhiều cơ sở chuyển nghề.
Đơn cử như tuyến đường Phan Đăng Lưu - phố bia nổi tiếng trên địa bàn TP. Vinh, một số quán bia hơi hiện đã chuyển sang quán ăn sáng hoặc photocopy. Theo chia sẻ của các hộ kinh doanh này thì dù được phép mở cửa trở lại nhưng dịch Covid - 19 vẫn diễn biến phức tạp nên lượng khách không nhiều, kinh doanh hầu như không có lãi. Do đó, việc chuyển sang các công việc khác là điều bất đắc dĩ nhưng bắt buộc phải thực hiện để có thu nhập.
Quán bia trên đường Phan Đăng Lưu hiện đã chuyển sang dịch vụ photocopy vì không thể trụ lại với nghề. Ảnh: Q.A
Quán bia trên đường Phan Đăng Lưu hiện đã chuyển sang dịch vụ photocopy vì không thể trụ lại với nghề cũ. Ảnh: Q.A

Có thể thấy, mặc dù đã bước vào trạng thái bình thường mới, tuy nhiên việc kinh doanh của người dân Nghệ An nói chung và TP. Vinh vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Việc chuyển nghề, chuyển đổi mô hình kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Song song với đó, các cơ sở kinh doanh cũng mong muốn được đồng hành, chia sẻ trong giai đoạn khó khăn này, đặc biệt là trong vấn đề giãn các khoản vay vốn, tiền cho thuê mặt bằng... để có thể vực dậy sau đại dịch.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.