Trung Quốc chỉ trích Mỹ mang tư tưởng Chiến tranh Lạnh

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bực dọc phản ứng nặng với báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ về hoạt động của quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc chỉ trích Mỹ mang tư tưởng Chiến tranh Lạnh
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh - Ảnh: Reuters

Diễn biến trên xảy ra trong cuộc họp báo mới đây của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8-6. Bà Hoa Xuân Oánh gọi báo cáo thường niên gửi Quốc hội của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 6-6  là "đầy thành kiến và mang tư tưởng Chiến tranh Lạnh bất chấp thực tế".

Trả lời câu hỏi của phóng viên về độ chính xác của những thông tin liên quan tới quân đội Trung Quốc được nêu trong báo cáo, bà Hoa nói "Mỹ nên ngừng đưa những báo cáo như vậy qua năm này tháng kia"

"Thay vào đó, Mỹ cần có những hành động cụ thể để duy trì sự phát triển vững chắc của mối quan hệ Trung - Mỹ cũng như quan hệ quân sự giữa hai bên", bà Hoa nhấn mạnh trong buổi họp báo.

Trước đó, báo cáo dày hơn 100 trang của Lầu Năm góc khẳng định tính đến cuối 2016, Trung Quốc đã xây dựng đến 24 nhà chứa máy bay cùng nhiều công sự trên 3 thực thể chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Lầu Năm Góc nhận định, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ mở thêm các căn cứ quân sự ở nước ngoài, đặc biệt ở những nước có quan hệ lâu dài và có cùng lợi ích chiến lược với Bắc Kinh như Pakistan. sau khi hoàn tất việc xây dựng cơ sở tại Djibouti. 

Trung Quốc đang tỏ ra quyết tâm tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng “trong tương lai gần”, bất chấp việc nền kinh tế đang tăng trưởng chậm, báo cáo viết.

So bì với Mỹ

Trung Quốc chỉ trích Mỹ mang tư tưởng Chiến tranh Lạnh
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc được phát triển và đóng mới trong thời gian chưa tới 4 năm - Ảnh: Reuters

Những thông tin trên, đã bị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ ngày 8-6, gọi đó là "sự phát triển quân sự bình thường, hợp lý và cần thiết".

"Bất kỳ người nào nếu đủ khách quan nhìn vào cũng sẽ thấy những điểm mâu thuẫn và thiếu sót trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ", bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh. Bà này còn ngang ngược khẳng định không có cái gọi là "hành động mang tính cưỡng ép" trên Biển Đông bởi đó là "các cơ sở quân sự cần thiết được triển khai trên lãnh thổ Trung Quốc" (!?).

"Nếu gọi đó là hành động mang tính cưỡng ép, vậy Mỹ xem việc nước này tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông và các khu vực lân cận, rồi còn thường xuyên tổ chức tập trận nhắm tới các mục tiêu rõ ràng, tăng cường các hoạt động giám sát là gì?", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc bực dọc.

Bà Hoa dẫn một câu thành ngữ của Trung Quốc rằng kẻ bề trên phóng hỏa đốt nhà thì được còn người bình thường chỉ thắp nến cũng bị cấm, ý nói tại sao Mỹ có thể làm mà Trung Quốc lại không thể.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định căn cứ mà nước này đang xây dựng ở Djibouti là nhằm phục vụ cho mục đích hòa bình, cho việc thực hiện các sứ mệnh chống cướp biển và nhân đạo tại châu Phi.

Nói và làm bất nhất

Dù vậy thực tế cho thấy Trung Quốc thường bất nhất trong hành động và lời nói. Chẳng hạn, Bắc Kinh tuyên bố không quân sự hóa đảo nhân tạo chiếm đóng và xây dựng phi pháp trên Biển Đông song các hình ảnh vệ tinh đã vạch trần điều đó.

Trung Quốc nói các căn cứ quân sự của họ ở nước ngoài chỉ nhằm phục vụ hậu cần cho các sứ mệnh hòa bình, song theo các chuyên gia những cảng biển được Trung Quốc đầu tư mở rộng đều nằm ở vị trí chiến lược, đủ sức tiếp nhận các tàu chiến trong biên chế của Trung Quốc.

Giới quan sát nhận định, nhiều quốc gia, kể cả các đồng minh của Mỹ có thể hồ hởi trước những khoản đầu tư của Trung Quốc nhưng đó chỉ là tạm thời. Trên thực tế, sự can dự và hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc cũng đang đặt ra những mối lo ngại ngày càng tăng ở những nước này.

Nói như một học giả về quan hệ quốc tế, các quốc gia đồng minh của Mỹ có thể tranh thủ các lợi ích kinh tế nhất thời từ Bắc Kinh, nhất là trong bối cảnh Washington đang chủ trương chính sách "nước Mỹ trên hết". Nhưng về lâu dài, trong các lợi ích về an ninh, những nước này vẫn muốn gắn chặt với Mỹ.

Theo tuoitre.vn

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.