Trung Quốc mập mờ về dự án xây đập trên sông Nộ

Số phận của Nộ Giang, con sông được UNESCO công nhận là di sản thế giới vẫn chưa rõ ràng khi chính quyền tỉnh Vân Nam tuyên bố dừng mọi hoạt động xây đập nhỏ trên sông, nhưng lại không trả lời liệu có dừng dự án xây đập lớn.

trung-quoc-map-mo-ve-du-an-xay-dap-tren-song-no

Sông Nộ được UNESCO xếp hạng di tích thế giới cần bảo vệ. Ảnh: AFP

Sông Nộ bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua phía tây tỉnh Vân Nam, sát biên giới với Myanmar, chảy qua vùng đông bắc Myanmar, làm đường biên giới tự nhiên giữa quốc gia này và Thái Lan. Đây là con sông lớn duy nhất ở Đông Nam Á chưa có đập thủy điện nào được xây dựng và được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Theo SCMP, trong kỳ họp lưỡng hội tuần trước ở Bắc Kinh, Bí thư tỉnh ủy Vân Nam Lý Kỷ Hằng cho biết chính quyền tỉnh quyết định dừng việc "khai khoáng nhỏ lẻ" và "dự án xây dựng nhà máy thủy điện quy mô nhỏ" trên sông Nộ, nhằm phục hồi thảm thực vật ven sông. "Lưỡng hội" là tên gọi tắt của kỳ họp giữa Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Chính hiệp toàn quốc. 

"Nộ Giang sẽ trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới trong 5-10 năm tới. Nó sẽ vượt xa hẻm núi Grand Canyon (công viên hoang dã nổi tiếng) của Mỹ", ông Lý nói.

Cuối năm ngoái, chính quyền Vân Nam tuyên bố sẽ xây dựng công viên quốc gia dọc hẻm núi sông Nộ, khiến các nhà bảo vệ môi trường lúc bấy giờ đang kêu gọi chấm dứt việc xây đập rất vui mừng.

Tuy nhiên, họ vẫn nghi ngờ vì quan chức tỉnh giữ thái độ im lặng trước thông tin liệu có xây dựng đập thủy điện cỡ lớn trên khu vực hay xảy ra động đất hay không. Kế hoạch này được cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo gạt bỏ năm 2005 vì e ngại ảnh hưởng tới môi trường và sự an toàn của dân cư trong vùng, nhưng được mang ra bàn lại vào năm 2013.

"Họ vẫn giữ thái độ mập mờ nước đôi. Không ai lên tiếng xác nhận về kế hoạch xây đập lớn", Wang Yongchen, một nhà môi trường học đã dành cả thập kỷ đấu tranh bảo vệ môi trường tự nhiên ven sông Nộ, nhận xét.

Trong dự án 5 năm phát triển năng lượng tái tạo trên toàn quốc giai đoạn 2016-2020, sông Nộ vẫn được liệt vào danh sách địa điểm lý tưởng để xây dựng đập thủy điện, Economic Information Daily hồi tháng 1 đưa tin.

bo-sung-ban-do-song-no

Sông Nộ, hay còn gọi là sông Salween chảy qua Trung Quốc, Myanmar, ngăn cách biên giới Myanmar và Thái Lan. Ảnh: WWF

Theo nhận định của Stephanie Jensen-Cormier, giám đốc văn phòng Trung Quốc của International Rivers (Sông ngòi Thế giới), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ và hoạt động ở hơn 60 quốc gia, việc xây dựng đập thủy điện dọc sông Nộ mang lại hiệu quả kinh tế thấp, vì nhu cầu sử dụng điện không cao do nền kinh tế đang chững lại.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã cảnh báo 40% loài thủy sinh vật đặc hữu ở Nộ Giang đã biến mất dưới bàn tay con người do khai thác thủy sản quá mức. Nếu xây dựng đập thủy điện, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực, ảnh hưởng tới hàng triệu nông ngư dân của những quốc gia khác xuôi dòng con sông.

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.