Trung Quốc ngang ngược lập hai huyện quản lý Trường Sa và Hoàng Sa

Truyền thông Trung Quốc cho biết chính phủ nước này đã phê chuẩn thành lập 2 huyện quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Theo đăng tải của CGTN ngày 18/4, hai huyện vừa được Trung Quốc thành lập là Tây Sa và Nam Sa, dựa trên phê chuẩn của Quốc vụ viện nước này. Tây Sa và Nam Sa cũng là cách Trung Quốc gọi tên cho lần lượt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Các huyện mới sẽ trực thuộc cái gọi là "thành phố Tam Sa", do Trung Quốc thiết lập trên đảo Phú Lâm tại Hoàng Sa từ năm 2012 bất chấp các phản đối của Việt Nam.

Huyện Tây Sa sẽ "quản lý khu vực Tây Sa và Trung Sa (cách Trung Quốc gọi tên bãi cạn Scarbourough và bãi ngầm Macclesfield gần đảo Luzon của Philippines)", theo CGTN. Còn huyện Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa cùng vùng biển xung quanh và đơn vị hành chính ở đá Chữ Thập của Việt Nam. Đây là thực thể đang do Trung Quốc chiếm đóng, quân sự hóa và cải tạo thành đảo nhân tạo trái phép.

Trung Quoc ngang nguoc lap hai huyen quan ly Truong Sa va Hoang Sa hinh anh 1 Tam_Sa_1.JPG

Đơn vị hành chính "thành phố Tam Sa" do Trung Quốc tự dựng lên vào năm 2012 để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh:AFP.

Đây là động thái mới nhất của chính phủ Trung Quốc gây phức tạp tình hình trên Biển Đông. Trung Quốc đã ngang nhiên khánh thành 2 "trạm nghiên cứu" trên đá Subi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu hải cảnh của Trung Quốc đầu tháng 4 còn có hành động đâm chìm tàu QNg 90617 TS chở 8 ngư dân Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên tiếp khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực. Nỗ lực cùng các nước của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông giữa Asean và Trung Quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng từng nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 26/3.

Báo chí góp phần tạo dư luận phản đối Trung Quốc

Báo chí góp phần tạo dư luận phản đối Trung Quốc

(Baonghean.vn) - Để đánh giá rõ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với Việt Nam trong vấn đề biển đông. Báo Nghệ An có cuộc trao đổi Thiếu tướng, PGS-TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Chiến lược Bộ Công an.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.