Trung Quốc thuyết phục nghi phạm tham nhũng về nước như thế nào?

Theo Phương Vũ (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Luật sư Canada nói rằng Trung Quốc hứa hẹn nương tay với nghi phạm tham nhũng để dụ họ về nước nhưng cuối cùng không thực hiện lời hứa.
Trung Quốc thuyết phục nghi phạm tham nhũng về nước như thế nào? ảnh 1

Hạ Kiệm bị bắt ngày 7/11/2017 khi từ Canada về Trung Quốc. Ảnh: CCDI

Ngày 7/11 năm ngoái, nghi phạm tham nhũng Hạ Kiệm trở về Trung Quốc từ Vancouver. Khi chuyến bay vừa hạ cánh xuống Bắc Kinh, cựu giám đốc một chi nhánh bất động sản của Tập đoàn cảng Hà Bắc ngay lập tức bị cảnh sát bắt giữ.

Hạ Kiệm đã trốn sang Canada năm 2010 và sống lặng lẽ ở thị trấn bên bờ biển Nanaimo tại Đảo Vancouver. Năm 2015, tên và hình ảnh của ông nằm trong danh sách 100 nghi phạm bị truy nã đã trốn ra nước ngoài của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI).

Thực tế, Hạ không bắt buộc phải rời Canada, nơi không có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc. Hạ cũng không đối mặt với cáo buộc nào ở Canada. Theo CCDI, ông đã tự nguyện trở về Trung Quốc và tự thú.

Ngày 6/12, CCDI thông báo một nghi phạm gian lận tài chính khác ở Canada, cựu nhân viên thu thuế Vân Nam Lý Văn Cách cũng đã tự nguyện về nước. Tuy nhiên, cũng giống như Hạ, Lý không đối mặt với cáo buộc nào ở Canada và không bắt buộc phải về Trung Quốc.

Vì sao họ quyết định như vậy? Có rất ít thông tin chi tiết về lý do Hạ và Lý về nước. Tuy nhiên, một trường hợp tiền lệ có thể cung cấp manh mối về cách họ đã được thuyết phục, theo SCMP.

Thỏa thuận ngầm

Tháng 1/2012, nghi phạm Lý Đông Triết trở về Bắc Kinh mặc dù không bị Canada trục xuất. Lý bị cáo buộc biển thủ 113 triệu USD trong một trong những vụ gian lận ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc.

Lý, em trai và gia đình mình đến Canada vào ngày 31/12/2004 bằng visa du lịch. Trước khi đến, họ đã lập tài khoản ngân hàng, lập công ty, mua siêu xe và căn hộ hạng sang ở Vancouver. Nhưng vào năm 2005, khi chính quyền Trung Quốc tìm kiếm anh em nhà Lý, họ đã bán tài sản, bỏ đăng ký xe và đóng tài khoản ngân hàng.

Vợ con họ trở về Trung Quốc năm 2005. Anh em nhà Lý ở lại Canada để xin tị nạn nhưng không thành công. Tuy nhiên, cơ quan di trú Canada đánh giá rằng họ có thể gặp nguy hiểm nếu bị trục xuất nên cho phép họ ở lại.

Dù vậy, cuộc sống của họ rất bức bối. Lý phải tuân thủ giờ giới nghiêm, quy định nghiêm ngặt và phải đeo vòng theo dõi điện tử. Đôi khi ông bắt buộc phải đi cùng luật sư riêng của mình, Douglas Cannon, nếu muốn đi lại xung quanh Vancouver.

Trung Quốc thuyết phục nghi phạm tham nhũng về nước như thế nào? ảnh 2

Lý Đông Triết (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh với cảnh sát và tổng lãnh sự Trung Quốc ở Canada năm 2011. Ảnh: Douglas Cannon.

Chán ngấy cuộc sống như vậy, Lý quyết định thương lượng với chính quyền Trung Quốc. Ông liên lạc với một cảnh sát tại đại sứ Trung Quốc ở Ottawa vào giữa năm 2011.

Theo Cannon, anh em nhà Lý thỏa thuận với chính quyền Trung Quốc rằng Lý Đông Triết sẽ chỉ bị lĩnh án tù tối đa 15 năm và em ông sẽ không bị tống giam. Ngoài ra, Lý còn đưa ra các yêu cầu rằng ông sẽ không bị còng tay và được đối xử như một hành khách thông thường khi máy bay đáp xuống Trung Quốc. Lý muốn được ở một nơi an toàn khi cuộc điều tra diễn ra và được về nhà ăn tết với mẹ.

Sau khi thỏa thuận được thống nhất, Lý còn phấn khởi đến mức ông đã chụp ảnh với cảnh sát và tổng lãnh sự Trung Quốc ở Canada. 

Tuy nhiên, sau khi về nước, Lý nhận ra rằng những thỏa thuận riêng đó không được thực hiện. Năm 2014, Lý lĩnh án chung thân. Tài sản bị tịch thu. Em trai ông chịu án tù 25 năm.

Trung Quốc thuyết phục nghi phạm tham nhũng về nước như thế nào? ảnh 3

Lý Đông Triết ra tòa năm 2014. Ảnh: WSJ.

"Giới chức Trung Quốc nói rằng chúng tôi không quan tâm các anh nghĩ rằng chúng tôi đã hứa với các anh điều gì. Cả hai sẽ bị tống giam, và Đông Triết, anh sẽ lĩnh án chung thân", luật sư Cannon nói.

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".