Ưu tiên hàng đầu của tân Tổng thống Mỹ là gì?

(Baonghean.vn) - Một cựu thành viên Ủy ban châu Âu phụ trách các vấn đề đối ngoại mới đây nói rằng, 2 vấn đề quan trọng nhất mà vị tổng thống kế tiếp của Mỹ nên tập trung đó là kiềm chế năng lực tên lửa hạt nhân Triều Tiên và ứng phó với những lời kêu gọi theo chủ nghĩa biệt lập vốn dĩ châm ngòi cho sự trỗi dậy của Donald Trump.

Theo Chris Patten, Triều Tiên đang tiến gần tới mục tiêu phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa. Ảnh: Internet.
Theo Chris Patten, Triều Tiên đang tiến gần tới mục tiêu phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa. Ảnh: Internet.

Chris Patten, từng có thời gian phụ trách chính sách đối ngoại cho Ủy ban châu Âu trong giai đoạn 1999-2004, và hiện là hiệu trưởng danh dự của Đại học Oxford, đã đưa ra bình luận trên trong một bài viết cho Project Syndicate, nói rằng mối đe dọa vũ khí hạt nhân từ Triều Tiên là đáng lo ngại nhất.

Patten nói: “Chế độ do ông Kim Jong-un lãnh đạo không chỉ sở hữu vũ khí hạt nhân, mà còn đang nghiên cứu phát triển năng lực phóng tên lửa tầm xa. Các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa mới đây - bao gồm cuộc thử nghiệm hạt nhân lớn nhất hồi tháng trước - cho thấy nước này đã tiến rất gần mục tiêu”.

Patten cho rằng Mỹ phải nỗ lực hơn nữa để thuyết phục Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên. Ông nói: “Giới chức Trung Quốc vẫn quả quyết rằng họ không thể kiểm soát Triều Tiên. Ở chừng mực nào đó thì điều đó có thể đúng. Tuy nhiên, rõ ràng không ai có ảnh hưởng tại Bình Nhưỡng nhiều hơn đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Ông nói rằng nên đưa ra “chút lợi ích” để đổi lấy việc Trung Quốc thực thi tầm ảnh hưởng đối với Triều Tiên. Những sự nhượng bộ kiểu đó có thể bao gồm “sự thay đổi vừa phải” trong đường hướng của Mỹ đối với yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông”.

Ông phân tích thêm: “Điều này chắc chắn không được ủng hộ, nhất là từ phía các láng giềng của Trung Quốc. Nhưng đó có thể cũng là việc cần thiết để kiềm tỏa mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên. Tháo ngòi tham vọng hạt nhân của Triều Tiên có thể xứng đáng với sự đánh đổi này”.

Chủ nghĩa biệt lập châm ngòi cho sự trỗi dậy của ứng viên Donald Trump. Ảnh: Internet.
Chủ nghĩa biệt lập châm ngòi cho sự trỗi dậy của ứng viên Donald Trump. Ảnh: Internet.

Patten cũng bày tỏ lo ngại về chủ nghĩa biệt lập ngày một lớn lên tại Mỹ.

“Nước Mỹ, cũng như một số nước châu Âu, hiện đang đứng trước nguy cơ bước vào giai đoạn tư duy khép kín và đóng cửa biên giới. Trong khi ứng viên ôn hòa hơn là Hillary Clinton có thể đánh bại người theo chủ nghĩa biệt lập một cách bất cần là ông Donald Trump, luồng phản ứng với sự cởi mở từng châm ngòi cho sự trỗi dậy của Trump sẽ không tự mình triệt tiêu”, ông nói.

Giải quyết những mối bất bình khuấy đảo làn sóng phản đối mở cửa kinh tế cần phải là một ưu tiên của tân Tổng thống Mỹ, để khôi phục hình ảnh vùng đất cơ hội của quốc gia này, điều vốn rất quan trọng đối với quyền lực mềm của Mỹ trong quá khứ, Patten nhận định.

Phú Bình

(Theo Yonhap)

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.