Xây dựng môi trường giáo dục tích cực, thân thiện

(Baonghean) - Nhiệm kỳ 2010 - 2015,  ngành GD&ĐT tỉnh ghi đậm những dấu ấn quan trọng trong công tác tổ chức, sắp xếp lại quy mô trường lớp, ổn định tổ chức ở các bậc học. Từ đó, góp phần rút ngắn khoảng cách vùng miền, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đánh giá thành quả nhiệm kỳ qua, Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD&ĐT thăm điểm trường  Huồi Máy (xã Cắm Muộn, Quế Phong). 	Ảnh: đào tuấn

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD&ĐT thăm điểm trường Huồi Máy (xã Cắm Muộn, Quế Phong). Ảnh: Đào Tuấn.

P.V: Thưa đồng chí, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp là cơ sở cho việc xây dựng các mục tiêu giáo dục và đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Nhiệm kỳ qua, ngành Giáo dục tỉnh nhà đã có những chỉ đạo như thế nào và đã đạt được kết quả gì?
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi: Trong nhiệm kỳ qua, Sở GD&ĐT đã tập trung việc sắp xếp lại mạng lưới trường mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh với các trọng tâm sau: Thực hiện việc chuyển đổi loại hình trường theo Thông tư số 11/2009/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo sáp nhập các trường THCS quy mô nhỏ thành trường liên xã để sử dụng hiệu quả các nguồn lực và đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở những nơi có nhu cầu và điều kiện; sắp xếp lại hệ thống trường THPT dân tộc nội trú, xây dựng và phát triển hệ thống trường THCS dân tộc nội trú và dân tộc bán trú nhằm nâng cao chất lượng giáo dục miền núi và dân tộc.
Kết quả, đã chuyển đổi 353 trường mầm non bán công và 3 trường THPT bán công sang công lập, chuyển đổi 20 trường THPT dân lập sang tư thục; thành lập thêm 24 trường mầm non (trong đó có 22 trường tư thục), sáp nhập 24 trường THCS, giải thể 2 trường THPT tư thục; sắp xếp lại còn 2 trường THPT dân tộc nội trú, phát triển thêm 6 trường THCS dân tộc nội trú, 27 trường dân tộc bán trú THCS. Mạng lưới trường lớp hiện nay (gồm 532 trường mầm non, 543 trường tiểu học, 408 trường THCS và 89 trường THPT) khá phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu học tập của con em, đặc biệt là vùng miền núi và dân tộc.
Từ đó, chất lượng dạy học đã có sự chuyển biến tốt. Công tác xây dựng cơ sở vật chất được chú trọng, việc đầu tư không diễn ra manh mún mà tập trung hơn, thuận lợi hơn, kêu gọi được nhiều nguồn xã hội hóa từ nhiều địa phương. Số trường đạt chuẩn tăng thêm hơn  340 trường so với đầu nhiệm kỳ, nâng số trường chuẩn trong toàn tỉnh là 905 trường, chiếm tỷ lệ gần 60%, cao hơn tỷ lệ chung cả nước (37,74%) và cao hơn các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh. 
P.V: Công tác ổn định tổ chức cũng là một thành công của ngành trong thời gian qua, đặc biệt là ở bậc mầm non. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của bậc học, nhất là việc phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi:  Quyết tâm chuyển đổi loại hình mầm non được chính thức triển khai sau khi UBND tỉnh thông qua Đề án chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công và chỉ sau gần 1 năm chuẩn bị, đến tháng 9/2011, có 100% trường mầm non  bán công  đã chuyển  sang loại hình công lập (353 trường). Trong đó có 37 trường thuộc khu vực 2 miền núi sang loại hình công lập, chuyển đổi 296 trường mầm non bán công, Trường Mầm non Làng Sen (Nam Đàn) và Trường Mầm non Nghi Phú (TP. Vinh) sang công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động. 
Ngoài ra đã chuyển đổi 16 trường mầm non công lập trọng điểm và 20 trường mầm non bán công khác có điều kiện thành trường mầm non công lập thực hiện chương trình chất lượng cao tự chủ một phần kinh phí hoạt động.
Dù rất khó khăn về ngân sách và kinh phí, nhưng với quyết tâm cao, tỉnh đã trích 1 năm gần 300 tỷ đồng để tuyển dụng gần 6.000 cán bộ, giáo viên của bậc mầm non vào biên chế, được hưởng chế độ lương mới, góp phần tạo sự ổn định và phát triển cho các trường sau chuyển đổi loại hình trường; trong năm học 2014 - 2015, đã tham mưu hợp đồng 1.608 giáo viên cho các trường mầm non công lập, đảm bảo yêu cầu để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh.
Giờ sinh hoạt tập thể của học sinh Trường Tiểu học Châu Hội (Quỳ Châu). 	Ảnh: Mỹ Hà
Giờ sinh hoạt tập thể của học sinh Trường Tiểu học Châu Hội (Quỳ Châu). Ảnh: Mỹ Hà.
P.V: Nhiệm kỳ tới, việc ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm. Ngành sẽ có những định hướng như thế nào để thực hiện mục tiêu này và để đáp ứng theo tinh thần Nghị quyết số 29 về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”?
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi: Để bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện mang tính bền vững, chúng tôi tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau đây: 
Tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chú trọng bồi dưỡng nhận thức chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp để mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học. Tích cực xoá phòng học tạm, mượn, phòng học xuống cấp; xây dựng hệ thống phòng chức năng, phòng học bộ môn; đầu tư, mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho bậc học mầm non, thiết bị dạy học cho các trường phổ thông, đặc biệt là thiết bị tin học, ngoại ngữ, nghe nhìn để nâng cao hiệu suất, hiệu quả dạy học.
Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý giáo dục, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó chú trọng công tác tự kiểm tra nội bộ nhằm xây dựng, chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương trong mỗi cơ sở giáo dục. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại học sinh, cán bộ, giáo viên hàng năm. Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, bổ ích, đặc biệt phong trào thi đua ”hai tốt”. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phối hợp các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, an toàn. Tích cực xây dựng trường chuẩn quốc gia, coi đây là giải pháp cơ bản nhất, tập trung nhất để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bền vững.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
Mỹ Hà (Thực hiện)

tin mới

Một góc nhìn về trường tiên tiến

Một góc nhìn về trường tiên tiến

(Baonghean.vn) - Có thể thấy tính nhân văn từ ý tưởng xây dựng các trường học tiên tiến là nó mở ra cơ hội để đánh thức tiềm lực của người học. Tuy nhiên, việc xây dựng trường tiên tiến cần nhất là tính đồng bộ.

Cuộc thi

24 đội chơi tham gia cuộc thi 'Chinh phục tương lai'

(Baonghean.vn) - Sáng 13/9, tại Trường THCS Đặng Thai Mai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức vòng sơ khảo chương trình “Chinh phục tương lai” dành cho học sinh trung học cơ sở năm học 2023 - 2024 trên địa bàn thành phố.

'Gieo chữ' giữa sóng gió Trường Sa

'Gieo chữ' giữa sóng gió Trường Sa

(Baonghean.vn) - Giữa ngàn khơi nơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, vẫn có những đứa trẻ bi bô học chữ. Điều đó khẳng định rằng, ở đâu có chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, ở đó có sự nghiệp trồng người.

Để trường tiên tiến thực sự...tiên tiến

Để trường tiên tiến thực sự...tiên tiến

(Baonghean.vn) - Nghệ An đang bước vào năm thứ 2 thực hiện thí điểm mô hình trường tiên tiến ở các nhà trường, trong đó có nhiều trường công lập. Trong những năm đầu triển khai, không tránh khỏi những băn khoăn.

Sáng 5/9, giáo viên và học sinh TH School hân hoan đón chào ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: Phú Hương

TH School Vinh: Khơi niềm cảm hứng, chắp cánh ước mơ

(Baonghean.vn) - Sáng 5/9, học sinh TH School Vinh đã có một mùa tựu trường mới. Đây  là năm học thứ 2, TH School Vinh phối hợp, liên kết cơ sở vật chất với Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thực hiện mục tiêu đưa chương trình chuẩn quốc tế vào các trường công lập trên địa bàn toàn quốc.

Đồng chí Võ Thị Minh Sinh dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trường Thi (TP Vinh)

Đồng chí Võ Thị Minh Sinh dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trường Thi (TP Vinh)

(Baonghean.vn) - Hoà chung không khí tưng bừng, phấn khởi của hàng triệu học sinh trong cả nước chào đón năm học mới, sáng 5/9, toàn thể cán bộ, giáo viên và  hơn 700 em học sinh của Trường THCS Trường Thi (thành phố Vinh) tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2023 - 2024 với nhiều niềm vui mới. 

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường tặng hoa chúc mừng Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi nhân Lễ khai giảng năm học 2023-2024. Ảnh: Thành Chung

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường dự Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi (Tân Kỳ)

(Baonghean.vn) - Tại Lễ khai giảng, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường đã tặng hoa, quà, chúc mừng Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh nhà trường nhân dịp năm học mới.

Học sinh ngôi trường '5 không' háo hức đón ngày khai giảng

Học sinh ngôi trường '5 không' háo hức đón ngày khai giảng

(Baonghean.vn) -Trường Tiểu học Tri Lễ 4, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong là trường đặc biệt khó khăn trong điều kiện "5 không": không điện lưới, không sóng điện thoại, không internet, không trạm y tế, không chợ...; nhưng với sự nỗ lực của thầy và trò, tất cả đang háo hức chờ đón ngày khai giảng.

Tự hào đất học Đô Lương

Tự hào đất học Đô Lương

(Baonghean.vn) - Hàng năm, học sinh của huyện luôn đạt thành tích cao trong các kỳ thi. Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, nhiều trường học ở huyện xếp tốp đầu toàn tỉnh, trong đó, có 80 em đạt điểm số trên 50 điểm và có nhiều Thủ khoa...