Ý nghĩa món ăn truyền thống các quốc gia ăn Tết cùng Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cũng giống như Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa Đông, khởi đầu mùa Xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những nét văn hóa ẩm thực ngày Tết đặc sắc khác nhau.

1. Trung Quốc

Văn minh Trung Hoa là khởi nguồn của ngày Tết Âm lịch Đông Á và Trung Quốc hiện tại là quốc gia còn ăn Tết Âm lịch lớn nhất thế giới. Trong ngày Tết cổ truyền, các gia đình ở Trung Quốc đều chuẩn bị món món sủi cảo, vì vậy, đây có thể xem là món ăn “Quốc hồn quốc túy” không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc.

Sủi cảo - Món ăn “Quốc hồn quốc túy” của người Trung Quốc.
Sủi cảo - Món ăn “Quốc hồn quốc túy” của người Trung Quốc. Ảnh internet 

Sủi cảo là món ăn tượng trưng cho sự may mắn và sự giàu có, những chiếc sủi cảo được nắn trông giống những đồng tiền cổ của Trung Quốc. Người Trung Quốc ăn sủi cảo dịp đầu năm để mong cho một năm nhiều tiền tài, hy vọng một tương lai tươi sáng.

Sủi cảo được làm khá cầu kỳ với nhân gồm có rau trộn với thịt bằm. Trong lúc nấu sủi cảo người Trung Quốc quan niệm phải thêm 3 lần nước lạnh ngụ ý “phúc đi rồi lại đến”. Sủi cảo được nấu xong sẽ được dọn ra 2 bát đầu tiên để dâng lên cúng, bát thứ nhất để thờ cúng tổ tiên, bát thứ hai để cúng thần thánh trong nhân gian và bắt đầu bát thứ 3 là gia đình được ăn.

2.  Singapore

Món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán của người Singapore có tên là Yu Sheng.
Món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Singapore có tên là Yu Sheng. Ảnh internet 

Yu Sheng là một loại gỏi với nguyên liệu chính là cá hồi sống và rau củ bào sợi. Yu Sheng gồm rất nhiều các loại rau củ bào sợ đủ màu sắc mang những ý nghĩa khác nhau: cà rốt cầu cho phát đạt, dưa leo cầu trẻ mãi không già, thêm dầu lên trên các nguyên liệu để ngụ ý tăng may mắn, phát tài. Sự đa màu sắc của món ăn giúp cho người Mã Lai tin vào một năm mới tươi sáng, nhiều may mắn.

Yu Sheng – món gỏi cá đa màu sắc mang may mắn cho người Singapore
Yu Sheng – món gỏi cá đa màu sắc mang may mắn cho người Singapore. Ảnh internet 

Khi thưởng thức Yu Sheng người ăn sẽ xới tung các nguyên liệu lên càng cao càng tốt, không được để rơi ra ngoài, sau đó hét lên “Lohei – từ này có nghĩa là trộn đều, nó còn đồng âm với từ Thịnh vượng. Người Mã Lai dọn Yu Sheng ra và không quên đặt kèm những bao lì xì bên cạnh.

3. Hàn Quốc

Người Hàn Quốc cũng có phong tục đón Tết Âm lịch như ở Việt Nam, năm mới chính thức bắt đầu từ 1/1 Âm lịch, Tết năm mới của người Hàn có tên gọi là Tết Seolla. Trong Tết Seolla, người Hàn quan niệm đồ ăn phải được tự tay người trong nhà chế biến để dâng lên bàn thờ Tổ tiên thì mới đem lại nhiều tài lộc.

Canh Teok Guk – món ăn truyền thống dịp tết Seolla.
Canh Ttok-kuk – món ăn truyền thống dịp Tết Seolla. Ảnh internet 

Các món ăn ngày Tết của Triều Tiên rất phong phú với hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món Ttok-kuk - món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm một tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.

4. Mông Cổ

Ở Mông Cổ, năm mới Âm lịch được gọi là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar). Ở đất nước thảo nguyên rộng lớn này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày Tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng.

Một bàn tiệc đón tết Âm của người Mông Cổ.
Một bàn tiệc đón Tết Âm của người Mông Cổ. Ảnh internet 

Ngoài ra, còn có các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.

5. Việt Nam

Tết Nguyên đán của Việt Nam bắt đầu vào ngày 1/1 Âm lịch, là dịp lễ lớn nhất trong năm. Trong dịp này, Bánh chưng, bánh dày là loại bánh đặc trưng và điển hình nhất trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Là món bánh vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. 

Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Bánh chưng là thức bánh mà hoàng tử Lang Liêu đời Vua Hùng thứ 16 đã sáng tạo ra nhằm thể hiện lòng biết ơn với cha ông và đất trời xứ sở. 

 Bánh chưng, bánh tét là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày tết của người Việt. Ảnh internet Bánh chưng, bánh tét là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày tết của người Việt. Ảnh internet
Bánh chưng, bánh tét là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Ảnh internet 

Nguyên liệu chính làm nên chiếc bánh chưng chính là gạo nếp như nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước, ngoài ra còn có đậu xanh, thịt lợn, lá dong được gói ghém vuông vức và đem luộc chín. Bánh rất thơm, dền và xanh ngắt màu xanh của lá.

Bên cạnh đó, mâm cỗ Tết của Việt Nam còn có nhiều món đặc trưng như dưa món, làm từ củ kiệu, củ cải, cà rốt ngâm với nước mắm, đường... để ăn kèm với các món ăn khác trong ngày Tết; thịt gà, thịt đông ở miền Bắc và thịt kho hột vịt ở miền Nam.

Hoa Lê

(Tổng hợp) 

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.