6 hệ thống vũ khí được Donald Trump ưu tiên

13/11/2016 14:14

Donald Trump đắc cử tổng thống là bước dọn đường cho 6 nhóm vũ khí dưới đây tiếp tục được triển khai hoặc tái khởi động trở lại.

Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump hứa sẽ tăng cường quân đội và chấm dứt giới hạn về chi tiêu cho quân đội. Vì vậy, dư luận cho rằng, tới đây ngân sách quốc phòng sẽ tăng nhanh, phục hưng nhiều dự án vũ khí khủng lâu nay bị bỏ dở, trong đó có 6 nhóm vũ khí dưới đây, trang tin Wearethemighty của Mỹ vừa cập nhật.

1. Siêu đạn pháo tấn công tầm dài mặt đất

Siêu đạn pháo tấn công tầm dài mặt đất (Long-Range Land Attack Projectile), hay LRLAP là hệ thống dẫn đường bằng GPS bị "giãn tiến độ" dưới thời ông Obama, nay được ưu tiên khởi động trở lại.

Ngoài ra còn lý do khác, loại đạn này khá đắt, khoảng 800.000 $, phần lớn là để trang bị cho tàu khu trục Zumwalt. Ban đầu Zumwalt có kế hoạch mua 32 LRLAP nhưng sau giảm còn 3.

Siêu đạn pháo LRLAP
Siêu đạn pháo LRLAP

Điều này cho thấy, thời của siêu đạn pháo LRLAP đã đến, loại khí tài đối thủ của đạn Vulcano của hệ thống pháo hạm đa năn OTO Melara.

LRLAP nổi trội hơn vì tính linh hoạt (như dẫn đường GPS, hồng ngoại, và laser) với nhiều biến thể tuỳ chọn như LRLAP 76mm, 127mm hay 155mm. Nhờ LRLAP, siêu hạm DDG-1000 Zumwalt sẽ được tăng hiệu quả khi tấn công các mục tiêu như tàu chiến, mục tiêu ven biển, thậm chí cả các mục tiêu nằm sâu trong đất liền của đối phương.

2. Một loạt tàu khu trục

Gồm tàu khu trục lớp Arleigh Burke, Zumwalt, Freedom, Independence và các loại tàu chiến hạng nhỏ.

Trong khi chính quyền Obama có kế hoạch đưa đội tàu này lên 272 chiếc thì theo kế hoạch như nêu trong lúc tranh cử, ông Trump lại có kế hoạch nâng lên tới 350 chiếc.

Tàu khu trục tương lai USS Detroit (LCS 7) của Hải quân Mỹ
Tàu khu trục tương lai USS Detroit (LCS 7) của Hải quân Mỹ

Để có được con số ấn tượng này, ông Trump sẽ lên có kế hoạch chế tạo cụ thể. Theo đó, Hải quân Mỹ (USN) sẽ tiếp tục triển khai 5 chương trình hiện đang trong giai đoạn R & D (nghiên cứu và phát triển), kế hoạch này sẽ được ưu tiên ngay sau khi Trump vào Nhà Trắng.

Điều này đồng nghĩa, khi ông Trump nhậm chức sẽ có thêm hơn 70 chiếc nữa để bổ xung biên chế cho USN.

Riêng Cảnh sát biển sẽ được ưu tiên trang bị các loại tàu lớn, hiện đại hơn, đặc biệt là tàu LCS lớp Freedom để dùng cho mục đích tuần tra ngoài khơi.

3. Ưu tiên sản xuất máy bay F-22 Raptor, F-35 Lightning II và F / A-18E/F Super Hornet

Theo lời hứa, ông Trump sẽ cho chế tạo 1.200 chiến đấu cơ để trang bị cho không quân, hải quân và thủy quân lục chiến, trọng tâm đến chiến đấu cơ F-22 Raptor, F-35 Lightning II và F / A-18E/F Super Hornet.

Chương trình sản xuất máy bay F-22 Raptor đã được dừng lại ở con số 187 chiếc năm 2009, nhưng gần đây Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Lầu Năm Góc xem xét lại chương trình này.

Chiến đấu cơ thế hệ mới của Không quân Mỹ
Chiến đấu cơ thế hệ mới của Không quân Mỹ

Việc khởi động lại chương trình sản xuất F-22 (có thể được trang bị thêm một số tính năng mới, đặc biệt là hệ thống điện tử từ F-35) không phải là một bất ngờ mà dùng làm đối trọng với tiêm kích J-20 của Trung Quốc.

Theo giới phê bình quân sự, một khi Trump nhậm chức, chương trình sản xuất F-35 và F/A-18E/F sẽ trở thành hiện thực. Điều này sẽ giúp giải quyết sự thiếu hụt nghiêm trọng máy bay chiến đấu cho Thủy quân lục chiến lẫn không quân Mỹ.

4. Thiết giáp XM1296 Dragoon

XM1296 Dragoon là phiên bản Stryker được trang bị tháp pháo tự động 30 mm, thế hệ thiết giáp mới dùng cho các lữ đoàn dù đang đồn trú tại Âu để áp đảo các dòng BTR hay BMP của Nga.

Thiết giáp XM1296 Dragoon
Thiết giáp XM1296 Dragoon

Theo Wearethemighty, châu Âu có thể không phải là nơi duy nhất Mỹ sử dụng XM1296 Dragoon, vì vậy con số 81 không phải số liệu cuối cùng, Mỹ sẽ cần nhiều hơn. XM1296 Dragoon sẽ được dùng thay cho M1126, thậm chí cả xe bọc thép M113.

5. Máy bay "lưỡng cư" V-280 Valor và SB-1 Defiant

Mỹ đang có kế hoạch nâng cấp phi đội bay bằng những máy bay thế hệ mới, vừa có công nghệ cao lại có tính năng tác chiến hiệu quả.

Khi Trump vào Nhà Trắng, ông ta sẽ đưa ra một kế hoạch mới, thúc đẩy sản xuất với hai phương án, giống như Hải quân đã làm khi quyết định nâng cấp tàu tác chiến ven bờ Combat Ship Littoral. Nghe nói, các trợ thủ của Trump có thể chọn nhóm máy bay "lưỡng cư" không người lái, giống như ARES và V-247 Vigilant.

V-280 Valor là ứng viên của chương trình JMR-TD do Lục quân Mỹ khởi xướng năm 2004 với nhiều hãng sản xuất tham gia.

Máy bay
Máy bay "lưỡng cư" V-280 Valor /SB-1 Defiant

V-280 Valor là máy bay cất cánh thẳng đứng, có tốc độ hành trình 520 km/h, tốc độ tối đã có thể đạt 560 km/h giới hạn hoạt động 3.900 km, phạm vi tác chiến hiệu quả 930 đến 1.480 km, cấu hình đuôi chữ V, cánh rộng bằng vật liệu carbon và thân bằng vật liệu tổng hợp.

Thân máy bay có 2 cánh cửa rộng 1,8 m hai bên tạo thuận lợi cho việc chở quân hoặc bốc dỡ hàng hóa.

SB-1 Defiant là sản phẩm của Sikorsky - Boeing, có thiết kế cánh đồng trục tốc độ cao được quảng cáo là có thể bay nhanh hơn, xa hơn và chở được nhiều vũ khí hơn so với các dòng trực thăng truyền thống.

6. Phương tiện chiến đấu viễn chinh

Phương tiện chiến đấu viễn chinh (EFV) hay chiến xa viễn chinh là loại xe lội nước được phát triển để phục vụ cho Thủy quân Lục chiến Mỹ.

Phương tiện EFV của Hải quân Mỹ
Phương tiện EFV của Hải quân Mỹ

Loại xe này vừa có thể hoạt động trên biển như một chiếc tàu chiến, lại vừa có thể hoạt động trên đất liền như một chiếc xe tăng thông thường. Đây là sản phẩm của hãng General Dynamics và có giá cực đắt, khoảng 22 triệu $/chiếc.

Phương tiện chiến đấu EFV gặp nhiều trở ngại do chi phí cao, đã bị chính phủ ngưng lại từ tháng Giêng 2011, nhưng nay gió đã đổi chiều. Theo trang website tranh cử, ông Triump hứa sẽ sản xuất thêm phương tiên này để trang bị cho 36 tiểu đoàn của Thuỷ quân lục chiến.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
6 hệ thống vũ khí được Donald Trump ưu tiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO