6 vụ bê bối về sữa của thế giới

16/07/2016 23:01

(Baonghean.vn) - Sữa có thể coi là mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng. Do vậy, những sự kiện liên quan đến mức độ an toàn của loại hàng hóa này luôn được đông đảo người dân quan tâm. Không chỉ ở Việt Nam, những vụ bê bối về mức độ an toàn và chất lượng của sữa vẫn xảy ra trên khắp thế giới. Hãy cùng điểm lại một số vụ việc gần đây để xem những vấn đề mà các công ty sữa gặp phải cũng như hướng giải quyết của họ.

1. Sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc.

Năm 2008, sữa nhiễm melamine được coi là vụ bê bối tồi tệ nhất tại Trung Quốc trong vòng nhiều năm. Đã có gần 300.000 trẻ em chịu ảnh hưởng, 860 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong liên quan đến việc sử dụng các loại nữa này.

sữa bẩn năm 2008.
Năm 2010, các nhà chức trách Trung Quốc vẫn thu giữ được một số lô hàng sữa nhiễm độc từ năm 2008.

Melamine là chất hóa học được cho vào sữa kém chất lượng để tăng hàm lượng dinh dưỡng nhằm có thể vượt qua cái kiểm định. Melamine có thể gây ra các vấn đề về tiết niệt, sỏi thận.

Một danh sách gồm 22 công ty có liên quan đến vụ việc được công bố trong đó có 4 công ty nổi tiếng là Sanlu, Mengniu, Yili và Yashili.

Phần lớn các công ty liên quan đã phản ứng nhanh chóng, đưa ra lời xin lỗi cũng như thu hồi các sản phẩm.

Vụ bê bối khiến nhiều nước ở châu á tiến hành kiểm tra và thu hồi các sản phẩm sữa từ Trung Quốc.

Trong khi đó, EU ban hành lệnh cấm thực phẩm trẻ em có nguồn gốc Trung Quốc còn Hoa Kỳ cảnh báo về việc nhập khẩu sữa từ quốc gia trên.

Ngoài việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, thị trường thực phẩm của Trung Quốc, vụ việc còn gây phẫn nộ trong dư luận bởi sự che đậy sự việc của công ty Sanlu (Tam Lộc) vài tháng trước khi thông báo cho chính quyền tỉnh Hà Bắc.

Có tổng cộng 18 người đã bị bắt giữ do liên quan đến vụ việc, Vụ bê bối thúc dục chính quyền có một cuộc thay đổi trong việc nâng cao an tòan trong ngành công nghiệp sữa.

2.Sữa nhiễm chất gây ung thư từ Trung Quốc.

Năm 2011, tập đoàn Mengniu (MDC) Trung Quốc một lần gặp phải một vụ bê bối về sản phẩm sữa của họ sau sự việc sữa nhiễm melamine.

Thức ăn cho bò bị mục rữa được cho là nguyên nhân của độc tố trong sữa. Ảnh: Dailymail
Thức ăn cho bò bị mục rữa được cho là nguyên nhân của độc tố trong sữa. Ảnh: Dailymail

Khi phát hiện chất aflatoxin có thể dẫn tới ung thư gan, tuy nhiên, lần này tập đoàn đã phát hiện sớm trước khi các sản phẩm được đem ra thị trường và tiêu hủy các sản phẩm đó.

Mặc dù đã đưa ra lời xin lỗi cũng như tuyên bố đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên một số phê bình từ mạng xã hội đã chỉ trích tập đoàn và độ an toàn của các sản phẩm sữa nội địa của Trung Quốc.

Được biết, nguyên nhân của chất độc xuất hiện trong sửa bắt nguồn từ thức ăn mục rữa cung cấp cho bò.

3. Phát hiện côn trùng trong sửa của hãng Abbott

Năm 2010, hãng sữa Abbott tiến hành thu hồi sản phẩm bán chạy hàng đầu của mình - sữa bột công thức Similac với lý do phát hiện bọ cánh cứng trong các hộp sữa.

Một vài sản phẩm Similac bị thu hồi do nhiễm côn trùng. Ảnh: NPR
Một vài sản phẩm Similac bị thu hồi do nhiễm côn trùng. Ảnh: NPR

Việc thu hồi làm tổn thất 100 triệu đô la Mỹ doanh thu của tập đoàn xuất phát từ báo cáo của 2 khách hàng.

Trong khi quá trình điều tra vụ việc tại nhà máy ở Michigan (Hoa Kỳ), tập đoàn đã tiến hành thu hồi gần 5 triệu sản phẩm Similac tại Hoa Kỳ, Guam, Perto và các thị trường khác tại Caribe.

Abbott dẫn lời cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cho rằng sữa bột công thức chứa bọ cánh cứng không gây nguy hại cho sức khỏe ngay lập tức tuy nhiên có thể gây cho trẻ khó chịu ở đường tiêu hóa hoặc biếng ăn.

4. Sữa bột nhiễm khuẩn xuất khẩu từ Newzealand.

Tháng 8/2013, tập đoàn xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới Fonterra có trụ sở tại New Zealand tuyên bố sữa của họ có chứa 1 loại vi khuẩn có tên Clostridium botulinum gây ngộ độc, buồn nôn, tiêu chảy, tê liệt thậm chí tử vong.

Sữa công thức trẻ em Dumex, sử dụng nguyên liệu thô từ công ty Fonterra. Ảnh: CNBC
Sữa công thức trẻ em Dumex, sử dụng nguyên liệu thô từ công ty Fonterra. Ảnh: CNBC

Ngay sau đó New Zealand đã thu hồi sữa công thức cho trẻ sơ sinh, Trung Quốc tuyên bố ngưng nhập khẩu tất cả các sản phẩm sữa bột từ Úc và New Zealand.

Một số nước khác có nhập khẩu sản phẩm từ tập đoàn này như Việt Nam, Nga và Thái Lan cũng đã tiến hành thu hồi các sản phẩm.

Với ảnh hưởng lớn của sự việc đến danh tiếng của ngành công nghiệp quan trọng - sản xuất sữa tại New Zealand, chính quyền nước này đã tiến hành điều tra vụ việc tuy nhiên đưa ra kết luận khác với những tuyên bố ban đầu của tập đoàn Fonterra.

Các cuộc xét nghiệm của cơ quan chức năng nước này cho thấy sản phẩm sữa của Fonterra chứa clostridium sporogenes không thể gây ngộ độc, tuy nhiên ở mật độ cao có thể gây hỏng thực phẩm. Mặc dù kết luận cho thấy khả năng gây ngộ độc của sản phẩm bị loại bỏ và Fonterra đã cảnh giác cao đối với an toàn của người tiêu dung, tuy nhiên vụ việc vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sữa của New Zealand.

Do đó, sau sự kiện này, tập đoàn Fonterra đã chịu mức phạt 300 ngàn đô la Mỹ do làm tổn hại đến danh tiếng của ngành sữa nước này cũng như mất thì phần tại nhiều quốc gia.

5.Sữa nhiễm khuẩn tại Hồng Kông.

Tháng 5/2013, Hồng Kông yêu cầu thu hồi 1 sản phẩm sữa ít béo của Úc sau cuộc kiểm tra định kỳ với phát hiện số lượng vi khuẩn vượt qua mức cho phép.

Sữa Purs Slim bị thu hồi do vượt quá soố lượng vi khuẩn cho phép. Ảnh: news.gov.hk
Sữa Purs Slim bị thu hồi do vượt quá soố lượng vi khuẩn cho phép. Ảnh: news.gov.hk

Trung tâm an toàn thực phẩm Hồng Kông (CFS) đã yêu cầu thu hồi sản phẩm trên thị trường, dừng việc nhập khẩu loại sữa Pura Slim có nguồn gốc Úc chứa tới 30 triệu vi khuẩn/ml lượng vi khuẩn gấp 10 lần cho phép.

Đại diện Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông tuyên bố “Kết quả cuộc kiểm định cho thấy tổng số lượng vi khuẩn vượt quá mức cho quy định cho thấy điều kiện vệ sinh không đảm bảo tuy nhiên không có nghĩa rằng điều này có thể dẫn tới việc ngộ độc thực phẩm.’’

6.Sữa nhiễm khuẩn Listeria tại Canada.

Mới đây nhất, đầu tháng 6/2016, một trong 10 công ty sữa hàng đầu thế giới Saputo đã tiến hành thu hồi sản phẩm sữa vị sôcôla tách béo không hoàn toàn Neilson tại Ontario và Quebec, Canada vì nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes.

Ảnh 6: Nhiều sản phẩm sữa vị sôcôla tách béo không hoàn toàn Neilson bị thu hổi  Ảnh: Dairy reporter.com
Nhiều sản phẩm sữa vị sôcôla tách béo không hoàn toàn Neilson bị thu hổi Ảnh: Dairy reporter.com

Đợt thu hồi đầu tiên đã được thực hiện vào ngày 4/6, người tiêu dùng được khuyến cáo không dùng các sản phẩm trong danh sách thu hồi và có thể hoàn trả sản phẩm tại nơi mua hàng cũng như được hoàn lại tiền.

Sữa nhiễm khuẩn có thể nhận biết bằng mắt hoặc khứu giác tuy nhiên vẫn có thể gây bệnh cho con người như nôn mửa, sốt, đau cơ, đau đầu, cứng cổ, trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) đang tiến hành điều tra mối liên hệ giữa một số ca bệnh với việc sử dụng các sản phẩm sữa bị thu hồi./.

Phan Hoàng Vũ

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
6 vụ bê bối về sữa của thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO