Bác Hồ với giai cấp nông dân

(Baonghean.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đến mọi tầng lớp xã hội, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến giai cấp nông dân. Người bôn ba tìm đường cứu nước vì nền độc lập của dân tộc, để “người cày có ruộng”, để “ruộng đất về tay dân cày”, để “mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, mùa Xuân năm 1941, Bác Hồ đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu tiên này, Người đã sống với những người nông dân miền núi Cao Bằng và giác ngộ họ làm cách mạng. Đồng thời những người nông dân nghèo khổ và bị áp bức ấy đã chở che, giúp đỡ Người và các đồng chí của mình. Địa danh Pác Bó, Cao Bằng đã vinh dự trở thành “đại bản doanh” đầu tiên của cách mạng nước ta.

Bác Hồ thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Bác Hồ thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

Từ khi sinh ra cho đến tuổi học trò Bác sống ở làng quê Nghệ An giữa những người nghèo khổ một nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ, nỗi vất vả của người nông dân- những người không ngại gian khổ hy sinh, tích cực tăng gia sản xuất, đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Vì thế trong rất nhiều công việc để xây dựng chính quyền non trẻ vừa giành được sau cách mạng tháng Tám, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã đề ra ngay nhiệm vụ phải chống 3 thứ giặc là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, trong đó giặc đói được xếp ở hàng đầu. Bởi nạn đói nǎm 1945 đã cướp đi cuộc sống của hơn 3 triệu người dân và làm cho hàng triệu triệu người khác vẫn lâm vào cảnh đói khổ. Trên cương vị Chủ tịch nước, Bác thường xuyên đi xuống các địa phương như Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tây... để đôn đốc việc cứu đói, tổ chức tǎng gia sản xuất...

Bác Hồ dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại Trại thí nghiệm trồng lúa Sở Nông lâm Hà Nội..
Bác Hồ dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại Trại thí nghiệm trồng lúa Sở Nông lâm Hà Nội..

Mỗi bữa ăn, Bác thường chú ý không để rớt một hạt cơm nào, Bác coi việc lãng phí mỗi hạt cơm là lãng phí mồ hôi công sức của đồng bào, đồng chí. Trong Di chúc, Người đề nghị “miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.

Khi cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc diễn ra ác liệt, Bác dành thời gian xuống tận các hợp tác xã thăm hỏi, động viên nông dân. Hình ảnh Bác xắn quần lội ruộng, cùng tát nước, cùng đạp guồng nước chống úng với bà con là những hình ảnh đẹp trong lòng người dân.

Khi biết tin đê sông Hồng ở khu vực Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trực tiếp xuống kiểm tra việc khắc phục hậu quả. Bác hỏi cặn kẽ có mấy người bị nạn, dặn dò trước hết phải lo cái ăn để dân khỏi đứt bữa, sau đến nơi ở và ổn định sinh hoạt cho mọi người, tập trung nhân tài vật lực để đắp lại chỗ đê bị vỡ. Bác hứa khi nào đắp xong Bác sẽ xuống thăm.

Bác Hồ thăm nông dân xã Hiệp Hoà, Bắc Giang, tháng 2-1955
Bác Hồ thăm nông dân xã Hiệp Hoà, Bắc Giang, tháng 2/1955

Giữ đúng lời hứa, 4 tháng sau Bác xuống dự khánh thành đoạn đê vừa mới đắp. Bác đi kiểm tra, nhìn chỗ giáp ranh đê mới đê cũ, Bác nhắc nhở phải tăng cường gia cố mới an toàn. Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tăng cường lực lượng đầm thật kỹ mới đảm bảo lâu dài.

Trong “Thư gửi nông dân thi đua canh tác” vào tháng 2/1951, Bác viết: “Thực túc thì binh cường! Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất. Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương”. Bức thư đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác với giai cấp nông dân và sản xuất nông nghiệp.

Khi đến thăm đồng bào, Bác không dùng những lời lẽ chung chung mà rất cụ thể, nói rõ từng việc, chỉ ra ưu điểm để phát huy, vạch rõ khuyết điểm để khắc phục. Đứng trước bà con, Bác không đọc diễn văn mà ân cần chuyện trò thăm hỏi.

Một lần về xã Đại Nghĩa, Hà Đông nói chuyện với cán bộ xã viên hợp tác xã nông nghiệp, Bác đưa ra những con số cụ thể làm bà con ngỡ ngàng. Bác nói: Xã có 600 hộ mà chỉ mới nuôi được có 500 con lợn như vậy là ít, mỗi hộ chưa được một con, còn gà vịt bình quân mỗi hộ cũng chỉ có 10 con, vì vậy xã phải đẩy mạnh chăn nuôi…

Nông dân xã Ái Quốc (Hải Hưng) báo cáo kết quả sản xuất với Chủ tịch Hồ Chí Minh (1958)
Nông dân xã Ái Quốc (Hải Hưng) báo cáo kết quả sản xuất với Bác Hồ (1958)

Từ những việc cụ thể, Bác khái quát: phát triển kinh tế tập thể nhưng phải phát triển thích đáng kinh tế của gia đình xã viên. Bác chỉ ra nguyên nhân: coi trọng sản xuất lúa là tốt, nhưng bà con nông dân còn xem nhẹ hoa màu và cây công nghiệp. Do xem nhẹ hoa màu nên chăn nuôi không phát triển được…

Những năm tháng cuối đời, Bác vẫn dành nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Họp Bộ Chính trị hay các buổi làm việc về nông nghiệp, Bác thường nhắc bản Điều lệ Hợp tác xã. Bác bảo: Công nhân có ngày kỷ niệm thì nông dân cũng phải có ngày kỷ niệm, nên lấy ngày ban hành Điều lệ Hợp tác xã làm ngày kỷ niệm cho nông dân. Bác dặn, viết bản Điều lệ sao cho nông dân ít học cũng hiểu được. Sau khi đọc Bản dự thảo, Bác nói đây là bản dùng cho cán bộ, đối với xã viên thì viết phải gọn hơn, dễ hiểu hơn…

Bác đọc và sửa chữa rất kỹ, chỗ nào chữ nghĩa cầu kỳ khó hiểu Bác đều sửa lại. Thứ tự các chương đánh số La Mã, Bác sửa lại thành “Chương Một… Hai…”. Câu “Nhà nước hết lòng giúp đỡ” Bác bỏ chữ “hết lòng” vì thừa. Câu “xã viên phải góp ruộng đất, trâu bò, các công cụ chủ yếu”, Bác sửa : “Xã viên phải góp ruộng đất, góp cổ phần, để lại trâu bò và các công cụ chủ yếu”. Chữ “để lại” vừa có tình vừa có nghĩa giữa xã viên và HTX.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm kè bảo vệ sông Đà ở Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (8-7-1958)
Bác Hồ thăm kè bảo vệ sông Đà ở Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (8/7/1958)

Trong cuộc họp Bộ Chính trị bàn về nông nghiệp, Bác đề nghị: “Quỹ tích lũy để khoảng 7-10% thu nhập HTX là quá cao, đời sống dân còn thấp nên tập trung nâng mức sống của dân”. Bộ Chính trị nhất trí chỉ để quỹ tích lũy 5-10%. Sau đó Bác yêu cầu chuyển đổi nội dung Bản Điều lệ sang diễn ca phát trên đài phát thanh để dân dễ thuộc, dễ nhớ, dễ làm theo.

Trong phần bổ sung Di chúc được Bác viết tháng 5-1968, Bác dành một đoạn nói về giai cấp nông dân Việt Nam. Người viết: “Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.

Bác Hồ tát nước chống hạn với bà con nông dân ở cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 12-1-1958
Bác Hồ tát nước chống hạn với bà con nông dân ở cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội (12/1/1958).

Thực hiện theo Di chúc của Người, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 7 đã ra Nghị quyết “Thực hiện miễn thuế nông nghiệp theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Miễn giảm thuế nông nghiệp tiến tới hạn chế và xoá bỏ dần những đóng góp ở khu vực nông thôn để người nông dân có điều kiện tái đầu tư sản xuất chính là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thực hiện theo đúng tinh thần và mong muốn của Người.

Làm theo lời Bác, vấn đề nông nghiệp - nông thôn -nông dân đã được đặt lên bàn nghị sự và ngày 5-8-2008, Nghị quyết số 26- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, đã xác định rõ “Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển”. Theo đó, một loạt vấn đề về nông nghiệp - nông thôn - nông dân đã trở thành những vấn đề thời sự của đất nước.

Bác Hồ thăm đồi cà phê của Nông trường Đông Hiếu, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ an)
Bác Hồ thăm đồi cà phê của Nông trường Đông Hiếu, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An)

Ngày nay, đất nước ta đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Đời sống của những người nông dân đã đổi mới khác xưa, con em họ đã được học hành, có tri thức. Trong niềm vui lớn ấy, chúng ta càng nhớ đến Bác kính yêu - Người xây dựng nên nước Việt Nam mới, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và của dân tộc, người suốt đời quan tâm và gần gũi với nông dân và nông thôn Việt Nam. Bác Hồ sẽ sống mãi trong lòng dân tộc, trong trái tim của những người nông dân cần cù, chất phác, thuỷ chung.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Nghệ An: Nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức

Nghệ An: Nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức

(Baonghean.vn) - Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện vi phạm thì áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ...

Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng

Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng

(Baonghean.vn) - Chủ tịch nước khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An vừa ban hành Chương trình hành động số 68-Ctr/TU ngày 15/11/2023 thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

'Phải thật thà nhúng tay vào việc'

'Phải thật thà nhúng tay vào việc'

(Baonghean.vn) - Cả hệ thống chính trị ở Nghệ An vào cuộc tích cực, hiệu quả trong công tác dân vận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phương châm hành động “phải thật thà nhúng tay vào việc” của công tác dân vận sẽ huy động được “lực lượng to lớn trong nhân dân”.

Học và làm theo Bác ở Nghĩa Đàn

Học và làm theo Bác ở Nghĩa Đàn

(Baonghean.vn) - Các địa phương, đơn vị ở Nghĩa Đàn đã lựa chọn một số nội dung thiết thực để nêu gương học và làm theo Bác, làm cho hoạt động này trở thành ý thức tự giác, việc làm thường xuyên trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân.

Cử tri huyện Nghi Lộc kiến nghị hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở xóm

Cử tri huyện Nghi Lộc kiến nghị hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở xóm

(Baonghean.vn) -Cử tri xã Phúc Thọ (Nghi Lộc) kiến nghị nhiều nội dung đối với cấp tỉnh và Trung ương, trong đó, đề nghị Quốc hội nghiên cứu chính sách về hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở xóm, như: bí thư chi bộ, xóm trưởng, trưởng ban công tác Mặt trận,...

Thị xã Thái Hòa bám sát thực tiễn, triển khai hiệu quả các nghị quyết ở cơ sở

Thị xã Thái Hòa bám sát thực tiễn, triển khai hiệu quả các nghị quyết ở cơ sở

(Baonghean.vn) -Thị xã Thái Hòa có những bước phát triển vững chắc, từng bước đạt được các mục tiêu đề ra. Kết quả đó có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong việc triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn.

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

(Baonghean.vn) - Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều đổi mới, bám sát thực tiễn cuộc sống, vì mục tiêu kiến tạo phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.