'Bệnh' thành tích trong thẩm định trường chuẩn?

(Baonghean) - So với cả nước, Nghệ An được đánh giá là trường có số lượng trường chuẩn khá cao với trên 900 trường đã được công nhận. Tuy nhiên, do áp lực về sĩ số, do thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất và “bệnh” thành tích, chất lượng của trường chuẩn chưa đạt như kỳ vọng.

Trưởng chuẩn không có điện lưới

Xã Châu Phong (Quỳ Châu) có 2 trường tiểu học đều được công nhận trường chuẩn quốc gia từ năm học 2009 - 2010, thế nhưng, đã 6 năm qua, cả 2 trường này chưa có điện lưới. Nhiều môn học đòi hỏi phải sử dụng máy tính, máy in, màn hình, máy chiếu...  nhưng không có điện nên các thiết bị này rất hiếm khi được sử dụng. Điều kiện học của học sinh cũng không đảm bảo, đặc biệt là trong những thời điểm mùa mưa, trời miền núi nhanh tối nhưng ánh sáng không đủ. Hoặc quạt mát là điều khá “xa xỉ” với giáo viên và học sinh của trường khi mà chi phí để mua xăng chạy máy nổ đã lên tới vài chục triệu đồng mỗi năm.

Học sinh lớp 3 tuổi Trường  Mầm non Hưng Đạo (Hưng Nguyên) đang phải học tạm trong phòng âm nhạc.
Học sinh lớp 3 tuổi Trường Mầm non Hưng Đạo (Hưng Nguyên) đang phải học tạm
trong phòng âm nhạc.

Cô giáo Ngô Thị Dung - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Phong 1 chia sẻ: “Việc không có điện lưới gây khá nhiều khó khăn cho nhà trường trong công tác quản lý và giảng dạy. Ví dụ, việc trao đổi các văn bản chủ yếu đều qua thư điện tử nhưng ở trường không có điện, không có mạng internet nên thầy, cô thường phải về nhà mới có thể tiếp nhận. Nhà trường khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, nhưng mỗi lần muốn sử dụng lại phải dùng máy nổ, vừa ồn ào, lại rất tốn kém”.

Trong Điểm a, Khoản 5, Điều 7 Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia “Trong phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống quạt. Bàn, ghế, bảng, bục giảng, hệ thống chiếu sáng, trang trí phòng học đúng quy cách”. 

Nhìn bình diện chung, theo tiêu chí để công nhận trường chuẩn, một trong những yêu cầu tối thiểu cần phải đạt là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Tuy vậy, trên thực tế điều này rất khó thực hiện, đặc biệt là ở các trường mầm non.

Ở Trường Mầm non Hưng Đạo (huyện Hưng Nguyên), từ năm 2010, trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Sau 6 năm lên chuẩn, hiệu quả đã được tăng lên rõ rệt, đặc biệt là trong huy động trẻ đến trường, nhưng đi kèm với đó là nhiều bất cập nảy sinh.

Như năm học này, trường có 442 cháu, chia thành 13 nhóm lớp, thì hiện tại do trường chỉ có 12 phòng học nên một lớp dành cho trẻ 3 tuổi phải sử dụng “tạm” phòng âm nhạc. Giáo viên của trường cũng không đủ với tỷ lệ trung bình là 1,3 giáo viên/lớp, nhiều lớp vượt quá quy định về sỹ số. 

"Bệnh" thành tích trong thẩm định?

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm đầu năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh có 956 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 62,93%). Con số này cao hơn mức bình quân chung của cả nước (43,93,%) và cao hơn các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…

Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ xây dựng từ năm 1996 và đã 20 năm chưa được tu sửa.
Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ xây dựng từ năm 1996 và đã 20 năm chưa được tu sửa.

Tuy nhiên, công tác xây dựng và công nhận trường chuẩn hiện nay đang có khá nhiều bất cập và khó khăn, nhiều trường đang trong tình trạng “rớt” chuẩn. Nguyên nhân chính là do các trường xây dựng đã lâu nên cơ sở vật chất xuống cấp, hư hỏng. Nhiều trường do quy mô trường lớp tăng nên thiếu phòng học, sỹ số lớp quá đông. Tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn xảy ra rất nhiều, nhất là ở bậc mầm non.

Đứng trước thực tế này, năm học 2015 - 2016, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thẩm định lại đối với các trường chuẩn đã công nhận được 5 năm. Kết quả, có nhiều trường đã bị cắt danh hiệu trường chuẩn. Như ở bậc tiểu học, trong số 341 trường thẩm định có 13 trường đã không được công nhận lại. 

Theo ông Trần Thế Sơn - Trưởng phòng Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo: Việc các trường chuẩn nhưng bị “rớt” chuẩn là điều có thật, và quan điểm của phòng là rà soát nghiêm túc nhằm xây dựng một hệ thống trường chuẩn đảm bảo chất lượng và đúng tiêu chí. 

Tuy nhiên, do điều kiện nhân lực còn ít, số trường học cần phải thẩm định lại nhiều nên không tránh khỏi việc giám sát chưa đầy đủ. Như hiện tại, mặc dù số trường được thẩm định lại hơn 300 trường, nhưng trên thực tế, việc kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo theo xác suất chỉ đạt từ 15 - 20%. Số còn lại chỉ công nhận thông qua báo cáo tự thẩm định của trường và kiểm tra của các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Quá trình đi tìm hiểu về công tác thẩm định, cho thấy có những trường hợp được công nhận lại chưa thuyết phục.

Như Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ (xã Hưng Trung - Hưng Nguyên) được công nhận trường chuẩn từ năm 2003, đến nay sau 13 năm, cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng, các phòng học và bàn ghế đều thiếu thốn và không đảm bảo. Trường hiện tại trên giấy tờ là đủ phòng học, nhưng trên thực tế, điểm trường chính chỉ có 10 phòng; 12 phòng học còn lại đang phải học ở cơ sở 2 trong điều kiện tồi tàn, xuống cấp và không đảm bảo các quy định lớp học tối thiểu.

Bên trong một lớp học ở Trường Tiểu học Nguyễn Trãi.
Bên trong một lớp học ở Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ (Hưng Nguyên) - một trường đạt chuẩn quốc gia.

Do cơ sở vật chất không đảm bảo, nên học sinh các lớp một buổi học ở điểm trường chính, một buổi học ở điểm trường lẻ đi lại khó khăn, bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Thầy giáo Lưu Quang Đông - Hiệu trưởng nhà trường cũng thừa nhận: Nếu theo tiêu chí của chuẩn thì nhà trường không đạt. Bản thân nhà trường cũng thấy chưa hài lòng dù rằng đã được công nhận lại trường chuẩn. Với bậc mầm non, nếu xét theo tiêu chí giáo viên, quá tải thì có lẽ không trường nào trên địa bàn toàn tỉnh đạt chuẩn.

Từ những tồn tại trên, đặt ra yêu cầu trong thời gian tới việc thẩm định trường chuẩn cần kỹ lưỡng, chính xác và khách quan hơn; cần loại bỏ “bệnh thành tích”, “nợ” tiêu chí và “lỏng” trong đánh giá. Về phía các trường, các địa phương nên chăng không cần quá coi trọng các chỉ tiêu, số lượng mà phải xem đây là một cơ hội để nhìn nhận lại những khó khăn, bất cập nhằm tiếp tục củng cố đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ và chấn chỉnh lại công tác tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Trong số 956 trường đạt chuẩn quốc gia có 296 trường mầm non (59,20%), 457 trường tiểu học (84,31%), 174 trường THCS (42,40%) và 30 trường THPT (43,47%).

+ Những địa phương có tỷ lệ trường chuẩn cao nhất là TX. Cửa Lò (95,4%), TX. Thái Hòa (90,6%), Quỳ Châu (83,7%), Diễn Châu (81,6%) và thành phố Vinh (81,4%).

+ Hiện địa phương có tỷ lệ trường chuẩn thấp nhất là Kỳ Sơn với tỷ lệ 8,2%. Tiếp đó là Tương Dương 25,8%. Toàn tỉnh còn 10 trường có tỷ lệ trường chuẩn thấp hơn mức bình quân chung cả tỉnh.

 Mỹ Hà

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.