Các hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam

Nguyễn Bá Hảo - Sở TT&TT Nghệ An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
(Baonghean.vn) - Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về CNTT, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Theo thống kê của VNETWORK, vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 77,93 triệu người dùng Internet, đạt tỷ lệ sử dụng Internet là 79,1% trên tổng dân số. Theo phân tích của Kepios, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm 5,3 triệu (+7,3%) so với năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20,9% dân số Việt Nam, tức là 20,60 triệu người, không sử dụng Internet vào đầu năm 2023.

Các hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam ảnh 1

Nhiều hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi số lạ. Ảnh minh hoạ: Internet

Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có khoảng hơn 70 triệu người dùng mạng xã hội. Theo các tổ chức GWI và data.ai, sự phổ biến của mạng xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng mà không có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, không phải mỗi tài khoản người dùng mạng xã hội đều tương ứng với một cá nhân duy nhất. Tại đầu năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đạt 71,0% tổng dân số, nhưng theo dữ liệu từ các công cụ lập kế hoạch quảng cáo của các nền tảng mạng xã hội hàng đầu, chỉ có 64,40 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên.

Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn rất cao, đạt 89,0% tổng dân số từ 18 tuổi trở lên. Nói cách khác, 89,8% tổng số người dùng Internet của Việt Nam đã sử dụng ít nhất một nền tảng mạng xã hội vào tháng 1 năm 2023. Trong số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, tỷ lệ nữ cao hơn nam, với 50,6% là nữ và 49,4% là nam.

Các hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam ảnh 2

"Bẫy" việc nhẹ lương cao trên mạng khiến nhiều người bị lừa. Ảnh minh hoạ: Internet

Theo dữ liệu từ GSMA Intelligence, vào đầu năm 2023, Việt Nam có 161,6 triệu kết nối di động. Điều đó có nghĩa là nhiều người sử dụng nhiều hơn một kết nối di động, ví dụ như một kết nối cho mục đích cá nhân và một kết nối khác cho công việc. Do đó, không có gì lạ khi số liệu kết nối di động vượt quá đáng kể so với tổng số dân số. Theo số liệu của GSMA Intelligence, tỷ lệ này tương đương với 164,0% tổng dân số vào tháng 1 năm 2023. Số lượng kết nối di động tại Việt Nam cũng tăng thêm 4,7 triệu (+3,0%) từ năm 2022 đến năm 2023.

Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về CNTT, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Năm 2022, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ tại canhbao.khonggianmang.vn đã ghi nhận hơn gần 13.000 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính gồm lừa đảo để đánh cắp các thông tin cá nhân và lừa đảo về tài chính. Việc lừa đảo đánh cắp các thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo về tài chính.

Các hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam ảnh 3

Để thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tạo niềm tin, nhưng có thể phân ra 3 nhóm lừa đảo chính, đó là giả mạo thương hiệu chiếm 72,6%, chiếm đoạt tài khoản online chiếm 11,4% và 16% còn lại là các hình thức khác như việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay...

Theo nhận xét của Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, mục tiêu cuối cùng của các đối tượng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.

Đáng chú ý, từ thực tế triển khai các hoạt động giám sát và đảm bảo an toàn không gian mạng Việt Nam, với 3 nhóm lừa đảo chính nêu trên, các chuyên gia Cục An toàn thông tin cũng điểm ra các hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam trong năm 2022 để người dùng có thể nhận biết và phòng tránh.

Đó là:

Nhóm 1 - Giả mạo thương hiệu, gồm:

- Giả mạo thương hiệu của các cơ quan, tổ chức, như: Cơ quan nhà nước, ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán… để gửi tin nhắn SMS lừa đảo cho nạn nhân.

- Giả mạo các trang web/blog chính thống để tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân.

Nhóm 2 - Chiếm đoạt tài khoản, gồm:

- Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội, như: Zalo, Facebook, Tiktok… để gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè, người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…

- Sử dụng các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen trên các trang web, gửi qua các thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo… để dụ dỗ người dùng biến họ thành con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết.

Nhóm 3 - Các hình thức kết hợp, gồm:

- Sử dụng số điện thoại trong nước, nước ngoài, giả danh cơ quan công an, nhà mạng viễn thông… để gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản.

- Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề biết.

- Giả mạo các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS.

- Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu views, câu likes và sau đấy lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp…

- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm).

- Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư.

- Lợi dụng lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram.

- Lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại. Đối tượng tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng.

- Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo.

- Thủ đoạn nâng cấp lên sim 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản.

- Giả mạo email của ngân hàng, cơ quan, tổ chức có uy tín để uy hiếp, đe dọa lừa tiền nạn nhân.

- Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để bảo vệ người dân trước vấn nạn lừa đảo trên mạng xã hội, mạng viễn thông, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân.

Đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho biết, thời gian qua, để bảo người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, kết hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để triển khai hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Tuy vậy, các giải pháp đã triển khai còn chưa được đồng bộ và thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương.

Vì thế, Cục An toàn thông tin cho rằng, để giải quyết lừa đảo trực tuyến cũng tương tự như lừa đảo trên đời thực, cần có sự tham gia phối hợp, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương, trong đó nòng cốt chính là lực lượng Công an làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao. Đề nghị người dân cần cảnh giác, không tham gia hoạt động nêu trên, khi phát hiện trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết./.

Tin mới

Những nông dân của đội tuồng làng Kẻ Gám (Yên Thành) được nhận Giải thưởng Đào Tấn

Những nông dân của đội tuồng làng Kẻ Gám (Yên Thành) được nhận Giải thưởng Đào Tấn

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Đào Tấn 2022, tôn vinh 15 tập thể, cá nhân đã có những tác phẩm đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/5

(Baonghean.vn) - Đề nghị công nhận thành phố Vinh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại I; Xử phạt 660 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm; Hơn 1.900 hồ sơ đăng ký thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu... là những thông tin nổi bật trong ngày 29/5.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Anh

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong thời kỳ mới

(Baonghean.vn) - Ngày 29/5, Đảng uỷ Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 154-CT/ĐUQSTW, ngày 09/4/2008 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong thời kỳ mới.
Chậm tiến độ Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Hưng Nguyên: Có phải vì vướng mặt bằng?

Chậm tiến độ Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Hưng Nguyên: Có phải vì vướng mặt bằng?

(Baonghean.vn) - Gần đây, Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng - đơn vị tham gia thi công Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông phản ánh, đoạn qua huyện Hưng Nguyên gặp nhiều vướng mắc ảnh hưởng tiến độ thi công của nhà đầu tư.
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An thực hiện giám sát tại bếp ăn tập thể trường học trong tỉnh. Ảnh Thành Chung

Xử phạt 660 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

(Baonghean.vn) - Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023, các đoàn công tác liên ngành, chuyên ngành đã thực hiện kiểm tra 6.337 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 781 triệu đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh: Cố gắng tìm ra dư địa phát triển trong tình hình khó khăn chung

Chủ tịch UBND tỉnh: Cố gắng tìm ra dư địa phát triển trong tình hình khó khăn chung

(Baonghean.vn) - Đứng trước những khó khăn, thách thức tác động lớn đến mục tiêu tăng trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị các sở, ngành thường xuyên theo dõi, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, cản trở, ách tắc để tìm ra các dư địa, thúc đẩy phát triển.