Châu Phi: Từ "lục địa vô vọng" đến "lục địa của hy vọng"

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 21 đang diễn ra tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia nhằm kỷ niệm 50 năm thành lập Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU), tiền thân của AU hiện nay, với lời kêu gọi mọi người dân châu Phi thực hiện ước mơ về một châu lục thống nhất, hòa bình và thịnh vượng.

Châu Phi: Từ "lục địa vô vọng" đến "lục địa của hy vọng" ảnh 1

Toàn cảnh Phiên họp thường niên trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh AU hồi tháng Một năm nay. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Đây được coi là một dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của châu lục này.

Cách đây nửa thế kỷ, vào ngày 25/5/1963, các nhà lãnh đạo tiền bối của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã gặp nhau tại Addis Ababa để thành lập OAU với mục tiêu thúc đẩy sự đoàn kết, thống nhất và tăng cường hợp tác khu vực nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân.

Bản Hiến chương OAU, được các nguyên thủ 32 quốc gia ký ngay tại chỗ và 21 quốc gia ký sau này, nhấn mạnh: "Tất cả chúng ta đều mong muốn một châu Phi thống nhất, không chỉ thống nhất trong quan niệm mà cả trong mong muốn ta là cùng nhau tiến lên phía trước."

Ngay từ khi ra đời, OAU đã thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất bằng cách phối hợp chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tựquyết của các dân tộc và quyền con người, giúp hàng loạt quốc gia giành độc lập.

Không chỉ góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh giải phóng trên khắp lục địa nhằm thoát khỏi ách thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, OAU cònđưa ra một khuôn khổ duy nhất cho các hành động tập thể của châu Phi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh trật tự toàn cầu thay đổi và sự cần thiết phảiđẩy nhanh tiến trình hội nhập, các quốc gia thành viên OAU nhận thấy sự cần thiết phải chuyển đổi tổ chức này thành một tổ chức với những mục tiêu mới và tên gọi mới.

Vì thế, AU đã ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh OAU ở thủ đô Lomé của Togo ngày 11/7/2000. Kế thừa tinh thần đoàn kết, thống nhất của OAU, trong hơn 10 năm qua, AU đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết những thách thức nhiều mặt đối với châu Phi và nâng cao vị thế của châu lục này trên trường quốc tế. Từ chỗ bị nhìn nhận là "lục địa vô vọng", châu Phi giờ đây đã được nhắcđến như là "lục địa của hy vọng."

Kể từ ngày ra đời, AU đã nhanh chóng triển khai thực hiện mục tiêu tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, đấu tranh cho quyền lợi của châu Phi tại các diễn đàn quốc tế nhằm phục vụ công cuộc chấn hưng châu lục.

Theo đuổi một trong những mục tiêu hàng đầu là "thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định trên lục địa," AU đã triển khai các hoạt động can thiệp nhằm giải quyết tình trạng bất ổn tại nhiều quốc gia thành viên, trong đó việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quy mô lớn và hiệu quả ở Somalia là một trong những tựu nổi bật của tổ chức này.

Về kinh tế, được sự hậu thuẫn của AU, kinh tế châu Phi đã có những bước phát triển tích cực trong suốt một thập kỷ qua và hiện đạt mức tăng trưởng trên 5%, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ hai trên thế giới, trong bối cảnh nhiều khu vực phải vật lộn với khủng hoảng tài chính. Và sức bật của châu Phi có lẽ sẽ không dừng lại ở đó khi các cuộc thăm dò mới đây cho thấy những trữ lượng dầu khí khổng lồ, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, tại một loạt nước ở châu lục.

Nhiều chuyên gia kinh tế có chung quan điểm cho rằng một châu Phi giàu tài nguyên thiên nhiên và dân số trẻ có thể tạo ra sự bùng nổ kinh tế nếu giải quyếtđược các cuộc xung đột triền miên, cải thiện thể chế, thu hút đầu tư, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế.

Phát biểu trước thềm "Lễ kỷ niệm vàng," tiến sỹ Nkosazana Dlamini-Zuma, Chủ tịch Ủy ban AU, nhận định: "Năm nay có thể là năm bước ngoặt đối với châu Phi, bởi trong lịch sử chưa bao giờ chúng ta có được nhiều thuận lợi đến vậy, chưa bao giờ chúng ta có nhiều tiềm năng phát triển đến vậy. Chúng ta cũng chưa bao giờ có một dân số trẻ, năng động và có học thức cao như hiện nay. Những lợi thế này cần được biến thành cơ hội có ý nghĩa hướng tới sự phồn vinh và hòa bình lâu dài của toàn châu lục."

Bên cạnh những tiến bộ đạt được trong nhiều lĩnh vực, AU cũng đang phảiđối mặt với những thách thức to lớn, đặc biệt trong nỗ lực đảm bảo một môi trường hòa bình để phát triển.

Hiện có tới gần 10 quốc gia châu Phi đang chìm trong xung đột, trong đó tiến trình chuyển tiếp chính phủ tại Somalia đang bị lực lượng vũ trang Hồi giáo Al Shabaab đe dọa, cuộc khủng hoảng tại Mali đã biến quốc gia này thành cửa ngõ để al-Qaeda thâm nhập sâu hơn vào châu Phi, và cuộc nổi dậy ở Cộng hòa dân chủ Congo có khả năng gây bất ổn cho các nước lân cận.

Ngoài ra, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp và bất bình đẳng, bệnh tật, đặc biệt là bệnh HIV/AIDS, cũng là những thách thức khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài đối với AU là hàn gắn sự rạn nứt giữa các nước thành viên, đặc biệt là sự chia rẽ ngày càng gay gắt về chính trị giữa các nước nói tiếng Pháp và các nước nói tiếng Anh.

Vì thế, việc AU tuyên bố năm 2013 là "Năm toàn Phi và Chấn hưng châu Phi" chính là sự nhắc nhở về tinh thần đoàn kết, thống nhất nhằm phục vụ phát triển mà các nhà lãnh đạo châu lục đã nhấn mạnh cách đây nửa thế kỷ./.

Theo (TTXVN) - ĐT
;
Các tin khác
.
.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.