'Củ cà rốt' trong thương chiến Trung - Mỹ

(Baonghean) - Ngày 6/2, Trung Quốc cho biết nước này sẽ giảm một nửa số thuế đánh vào số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 75 tỷ USD. Đây được xem là một phần trong “thỏa thuận đình chiến” thương mại giữa Bắc Kinh với phía Washington và theo AFP, được đưa ra trong lúc giới chức xứ tỷ dân tìm cách bình ổn các thị trường bị ảnh hưởng do dịch bệnh virus Corona bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Hạ nhiệt thương chiến

Ủy ban thuế quan của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã thông báo các khoản giảm này sau khi Bắc Kinh và Washington cùng đặt bút ký vào một thỏa thuận sơ bộ hồi tháng trước, với mục đích “hạ nhiệt” cuộc thương chiến dài hơi gây tổn thương đến nền kinh tế toàn cầu. Thông tin bất ngờ cũng được đưa ra đúng 1 ngày sau khi Tổng thống xứ cờ hoa Donald Trump ca ngợi mối quan hệ giữa 2 siêu cường là “tốt đẹp nhất” trong bài Thông điệp Liên bang. Giới quan sát cho rằng, động thái này phần nào thể hiện Bắc Kinh có thể mong muốn tiếp tục bước vào giai đoạn tiếp theo của vòng đàm phán, hướng tới một thỏa thuận rộng hơn.

Mỹ - Trung hồi tháng 1 ký thỏa thuận kêu gọi “đình chiến” trên mặt trận thương mại. Ảnh: AFP
Mỹ - Trung hồi tháng 1 ký thỏa thuận kêu gọi “đình chiến” trên mặt trận thương mại. Ảnh: AFP

Theo AFP, phía Trung Quốc sẽ cắt giảm 5 và 10% thuế đối với hơn 1.700 mặt hàng bắt đầu từ ngày 14/2 tới, cùng ngày phía Washington lên kế hoạch giảm 1/2 thuế đánh vào 120 tỷ USD trị giá hàng hóa Trung Quốc. Từ hồi tháng 9 năm ngoái, nhiều sản phẩm trong giao thương song phương bắt đầu bị áp thuế, bao gồm hải sản tươi sống, gia cầm đậu nành, đèn tungsten dùng trong các lĩnh vực khoa học và y tế, cùng một số loại máy bay…

Bước sang một trang mới giảm nhiệt hơn, động thái được Trung Quốc khẳng định là nhằm “thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh các quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”. Đề cập đến các khoản giảm thuế từ phía Mỹ đưa ra, Ủy ban Thuế quan của Trung Quốc cho biết thêm: “Nhằm giảm bớt mâu thuẫn kinh tế và thương mại, đồng thời mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực này, Trung Quốc cũng đưa ra các điều chỉnh liên quan. Chúng tôi hy vọng sẽ hợp tác với Mỹ hướng tới việc rốt cuộc xóa bỏ mọi khoản tăng thuế”.

Cơ quan chức năng của nền kinh tế số 2 thế giới cũng khẳng định họ “hy vọng 2 bên sẽ có thể tuân thủ thỏa thuận của mình, nỗ lực thực thi nội dung liên quan của mỗi bên, và tăng lòng tin trên thị trường”. Dẫu cần phải ghi nhận những bước chuyển ban đầu, song thực tế là, các khoản thuế quan trả đũa khác giữa 2 nước vẫn chưa hề có sự di dịch nào.

Phó Thủ tướng Lưu Hạc (trái) và Tổng thống Donald Trump trong lễ ký kết tại Nhà Trắng ngày 15/1. Ảnh: AFP
Phó Thủ tướng Lưu Hạc (trái) và Tổng thống Donald Trump trong lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Nhà Trắng ngày 15/1. Ảnh: AFP

“Tác động tối thiểu”

Cần nhắc lại, 2 siêu cường kinh tế hồi tháng 1 đã ký thỏa thuận “giai đoạn 1”, theo đói xoa dịu phần nào những căng thẳng vốn dĩ như dây đàn trong cuộc chiến thương mại quyết liệt song phương. Dịp đó, Bắc Kinh đã nhất trí sẽ mua bổ sung 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong giai đoạn 2 năm tới. Cũng trong thỏa thuận giai đoạn 1, phía Mỹ cho biết sẽ giảm 1/2 thuế đánh vào 120 tỷ USD hàng Trung Quốc xuống còn 7,5%, trong khi ông Trump hủy đánh thuế bổ sung đáng lẽ có hiệu lực từ tháng 12 năm ngoái. Thực tế là thông báo hôm thứ Năm vừa rồi được đưa ra giữa lúc Trung Quốc đang vật lộn với sự thiếu hụt nhiều nguồn lực do phải chiến đấu chống lại dịch bệnh do virus Corona chủng mới gây ra, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 600 người và lây lan cho hơn 30.000 người ở nhiều quốc gia trên thế giới, tập trung ở Trung Quốc.

Trong tuần này, hôm 4/2, một cố vấn kinh tế của Nhà Trắng đã nhận định rằng dịch bệnh bùng phát sẽ làm trì hoãn các kế hoạch của Bắc Kinh về việc mua sắm hàng hóa từ Mỹ theo thỏa thuận đã ký. Nhưng đến 6/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định chính quyền Mỹ “không lấy làm quan ngại về điều đó”. Trong cuộc phỏng vấn phát sóng trên truyền hình, ông nói: “Tôi không cho là sẽ có bất kỳ vấn đề nào nảy sinh từ họ khi thực hiện các cam kết”. Không chỉ vậy, dù theo giới quan sát, hiện còn quá sớm để đo đếm tác động kinh tế do dịch virus Corona gây ra, thì người đứng đầu kho bạc Mỹ khẳng định “không nghi ngờ gì virus sẽ có chút tác động lên tăng trưởng toàn cầu và chút tác động đối với nước Mỹ”.

Trung Quốc đang vật lộn với sự thiếu hụt nhiều nguồn lực do phải chiến đấu chống lại dịch bệnh do virus Corona chủng mới gây ra. Ảnh: Reuters
Trung Quốc đang vật lộn với sự thiếu hụt nhiều nguồn lực do phải chiến đấu chống lại dịch bệnh do virus Corona chủng mới gây ra. Ảnh: Reuters

Một phần dư luận hiện cũng nhận định, cuộc khủng hoảng do dịch bệnh nổ ra, khiến Trung Quốc phải áp lệnh hạn chế đi lại ở nhiều thành phố, hàng triệu người tiêu dùng phải ở nhà trong dịp Tết Nguyên đán vốn thường đông đúc, bận rộn sắm sửa, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế vốn đã gặp khó của nước này, đặc biệt là khi các công ty, nhà máy đã trì hoãn việc quay lại hoạt động vì dịch. Trong một động thái thể hiện nỗ lực giữa khủng hoảng hồi cuối tuần trước, Bắc Kinh đã thông báo rằng, hàng nhập khẩu Mỹ có thể được sử dụng trong cuộc chiến chống virus Corona cũng sẽ được miễn trừ thuế trả đũa đã áp trong cuộc thương chiến song phương.

“Củ cà rốt ngọt ngào”

Theo quan điểm của chiến lược gia trưởng về thị trường của AxiCorp là Stephen Innes, động thái cắt giảm thuế quan là “một củ cà rốt nhỏ bé nhưng lại ngọt ngào”. Ông lý giải nhận định trên rằng, trong lúc nền kinh tế hỗn loạn do virus Corona, việc cho rằng Trung Quốc muốn khởi động đàm phán với Mỹ cũng là điều hợp lý. Tương tự, nhà kinh tế Xu Xiaochun làm việc tại Moody's Analytics cũng nói rằng, việc giảm thuế là hiểu được bởi Trung Quốc đang muốn nhập thêm hàng Mỹ trong quá trình thực hiện thỏa thuận giai đoạn 1, song việc đưa ra quyết định vào thời điểm này không hẳn là sự trùng hợp ngẫu nhiên. “Có lẽ có liên quan đến tâm lý thị trường”, ông khẳng định, lưu ý rằng các chỉ số chứng khoán tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã giảm vào đầu tuần, khi các thị trường mở cửa trở lại sau dịp nghỉ dài ngày và lần đầu tiên phản ứng trước thông tin về dịch virus Corona.

Các thị trường chứng khoán châu Á biến động sau thông tin Trung Quốc giảm thuế đánh vào hàng nhập từ Mỹ. Ảnh: AP
Các thị trường chứng khoán châu Á biến động sau thông tin Trung Quốc giảm thuế đánh vào hàng nhập từ Mỹ. Ảnh: AP

Theo nhà kinh tế Xu Xiaochun, có lẽ đây là lúc Trung Quốc phát tín hiệu rằng họ đang nỗ lực xoa dịu căng thẳng và cải thiện quan hệ thương mại, từ đó mong muốn giảm bớt biến động tài chính trên thị trường chứng khoán

Dù vậy, tình hình cũng khó có thêm khởi sắc đột biến, nhất là khi phía Mỹ, ông Mnuchin vẫn khẳng định hầu hết khoản thuế sẽ giữ nguyên không đổi, xem đó là “động lực” thôi thúc Bắc Kinh tiếp tục dấn thân vào giai đoạn tiếp theo của vòng đàm phán.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.