Cuộc đào thoát ngoạn mục của phi hành đoàn Nga 378 ngày trong tay Taliban

Sau 378 ngày bị Taliban giam cầm, toàn bộ 7 thành viên phi hành đoàn của chiếc phi cơ vận tải Il-76 Nga đã đào thoát ngoạn mục trên chính chiếc máy bay của mình.

cuoc-dao-thoat-ngoan-muc-cua-phi-hanh-doan-nga-378-ngay-trong-tay-taliban

Máy bay Il-76, số hiệu RA-76842 của hãng hàng không Kazan Airlines, Nga, tháng 4/1995 trước khi bị Taliban bắt giữ. Ảnh: Aerostan.

Ngày 3/8/1995, chiếc máy bay vận tải Il-76 mang số hiệu RA-76842 của hãng hàng không Kazan Airlines, Nga bị tiêm kích Mig-21 của lực lượng Taliban khống chế và ép hạ cánh ở sân bay Kandahar, trong khi được chính phủ Afghanistan thuê chở vũ khí cho quân đội nước này, theo Sputnik.

Taliban sau đó đã cáo buộc phi hành đoàn Il-76 can thiệp vào công việc nội bộ của Afghnistan, giam giữ họ trong suốt 378 ngày đêm trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Taliban tuyên bố chỉ thả phi hành đoàn nếu Nga trao trả các tù nhân của lực lượng này đang bị bắt giữ. Tuy nhiên, Kremlin lúc đó từ chối và khẳng định không giam giữ bất cứ người Afghanistan nào.

Sau nhiều lần thương lượng bất thành, các thành viên Taliban thậm chí yêu cầu phi hành đoàn Il-76 phải cải sang đạo Hồi cùng lời hứa "có cánh" về một cuộc sống tươi đẹp tại Afghnistan, nhưng không thành công.

Thất bại đàm phán của chính phủ khiến phi hành đoàn của Il-76 vô cùng thất vọng và buộc phải lên kế hoạch tự trốn thoát khỏi Kandahar bằng chính máy bay của mình.

Trước tiên, phi hành đoàn thuyết phục Taliban rằng chiếc máy bay rất có giá trị và phải được bảo dưỡng định kỳ. Họ đưa ra bằng chứng rằng bộ phận hạ cánh của chiếc máy bay đang gặp sự cố nghiêm trọng khiến lần hạ cánh ở sân bay Kandahar mới đây gặp nhiều khó khăn.

Taliban, thời điểm đó mới tuyên bố thành lập tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan, đang trong thời kỳ thiếu thốn về trang thiết bị. Do rất muốn sở hữu thêm một chiếc vận tải cơ hạng nặng như Il-76, nên lực lượng này đã đồng ý cho phép phi hành đoàn kiểm tra máy bay mỗi tháng một lần, và mỗi lần đều có 6 lính canh giữ nghiêm ngặt.

Ngày16/8/1996, lợi dụng thời điểm ba lính Taliban canh đang tiến hành buổi cầu nguyện trong ngày lễ của Hồi giáo, phi hành đoàn Il-76 lên máy bay và dễ dàng vô hiệu hóa ba lính còn lại, đưa máy bay cất cánh thực hiện cuộc đào thoát.

Ngay khi phát hiện ra sự việc, bộ phận kiểm soát không lưu sân bay Kandahar vội vã ra lệnh phi cơ chiến đấu đuổi theo, rất may lúc đó là phi công duy nhất của Taliban lại không có mặt ở sân bay. Sau đó, lính canh sân bay đã nỗ lực chặn chiếc Il-76 cất cánh bằng một chiếc xe cứu hỏa nhưng bất thành.

Để tránh trường hợp bị truy đuổi, phi hành đoàn Il-76 quyết định không đưa máy bay bay về Nga mà bay sang biên giới Iran rồi băng qua vịnh Persia đến Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Do đã được đổ đầy nhiên liệu để chuẩn bị cho một chuyến bay khứ hồi trước đó, nên Il-76 không gặp bất cứ vấn đề gì trên hành trình đào thoát. Đặc biệt, máy bay đã bay trên khu vực Afghanistan và Iran với độ cao rất thấp mà không mở tín hiệu liên lạc để tránh bị hệ thống phòng không phát hiện.

Cuối cùng chiếc Il-76 đã đáp được xuống sân bay của UAE vào chiều ngày 16/8/1996, và sau đó trở về Nga an toàn.

Ngày 22/8/1996, Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin ký quyết định phong tặng cho cơ trưởng và cơ phó Il-76 danh hiệu "Anh hùng Nga". Các thành viên còn lại của phi hành đoàn được trao tặng "Huân chương dũng cảm".

Đến năm 2004, chiếc máy bay được chuyển cho hãng hàng không Aviacon Tzitotrans ở Yekaterinburg. Từ đó chiếc Il-76 này thường bay phục vụ các sứ mệnh nhân đạo của Liên Hợp Quốc.

Theo VNE

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.