Đại biểu Quốc hội đề nghị xem lại thực trạng y tế cơ sở

Sáng 8/11, ngày đầu tiên của đợt họp tập trung, Quốc hội thảo luận trên nghị trường về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng, chống dịch.

Hầu hết các đại biểu đánh giá cao vai trò của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể nhân dân, các lực lượng tuyến đầu chống dịch, các tình nguyện viên đã chủ động tham gia tích cực, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch.  

Toàn cảnh kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Toàn cảnh kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh (tỉnh Bình Thuận) cho rằng, thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm quyết liệt chỉ đạo vận động để có vaccine Covid-19 tiêm chủng miễn phí cho nhân dân như thành lập Quỹ vaccine, tích cực triển khai ngoại giao vaccine, tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng với quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam. Ngành Y tế không ngại khó khăn nguy hiểm, luôn đi đầu trong phòng, chống dịch, đã tập trung mọi nguồn lực quyết liệt để triển khai các biện pháp cấp bách như xây dựng và ban hành các hướng dẫn chuyên môn để thực hiện có hiệu quả công tác truy vết, xét nghiệm, tổ chức công tác tiếp nhận và phân tầng điều trị và đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp mắc bệnh nặng.

Lực lượng vũ trang đã vượt qua mọi khó khăn vất vả luôn là lực lượng xung kích, trách nhiệm trên tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch, đã kịp thời điều động quân đội, chi viện giúp đỡ cho Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác chống dịch Covid-19. Huy động tối đa các nguồn lực tài chính, trang thiết bị về nguồn ngân sách nhà nước để vận động tài trợ, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, Chính phủ, các nước cho công tác chống dịch.

Tuy nhiên, theo nữ đại biểu, bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng, chống dịch còn bộc lộ nhiều hạn chế. Dự báo tình hình dịch Covid-19 có lúc chưa sát với thực tiễn, có nơi còn lơ là, cứng nhắc trong việc chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể.

Đại biểu Linh cho rằng, Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên trên thế giới đã phân lập được virus nhưng việc sản xuất Kit xét nghiệm còn yếu, không đủ cung cấp trong nước và phải nhập xuất khẩu với số lượng rất lớn, khiến việc tầm soát tốn kém. Việc phân bổ số lượng vaccine cũng chưa đồng đều, nhiều địa phương ở vùng nguy cơ cao lượng vaccine phân bổ cũng còn ít. Bên cạnh đó, hệ thống y tế cũng còn bộc lộ những yếu kém, nhất là y tế tại cơ sở cũng chưa đáp ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra và số lượng bác sĩ vẫn còn thấp. Nhân lực y tế tại chỗ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.

 Xem lại thực trạng y tế cơ sở

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan.

Cũng đề cập đến hệ thống y tế cơ sở, nêu ý kiến với báo cáo phòng, chống dịch của Chính phủ, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) nhìn nhận Việt Nam đã tương đối kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, theo bà, bên cạnh gần 20.000 người chết vì Covid-19, còn nhiều trường hợp không được chăm sóc y tế tốt trong giai đoạn này và có thể gián tiếp ra đi vì Covid-19.

Theo bà Phong Lan, phải xem lại về thực trạng y tế cơ sở, hệ thống y tế cơ sở. “Bản thân tôi tham gia đại biểu Quốc hội đến nay là khóa thứ ba và chúng tôi nhớ trong tất cả các khóa chỉ có 1 chỉ tiêu 30% ngân sách dành cho y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng số địa phương thực hiện được điều này vẫn còn đếm trên đầu ngón tay, chưa kể 30% đó cũng không đáng kể gì nếu so với cái cần thiết, nhu cầu của người dân. Chúng ta phải có phân bổ như thế nào để thật sự đáp ứng với quy mô dân cư chứ không phải chỉ trên vấn đề phân chia về địa lý” - bà Lan nêu rõ. 

Đại biểu TP.HCM cho rằng, Chính phủ cần có chính sách, chủ trương xuyên suốt và chỉ đạo Bộ Y tế về xây dựng quan điểm phòng chống dịch.

“Bộ Y tế đã rất cực khổ, không chỉ làm nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương, mà Bộ Y tế cũng đã thực sự vào cuộc. Về y tế cơ sở, tôi nghĩ không phải chỉ vấn đề về tiền, mà còn vấn đề về nhân lực” - đại biểu Lan nhấn mạnh.

Theo bà, hiện chính sách của Việt Nam còn chắp vá, thường xuyên thay đổi về tổ chức. Ví dụ, khoảng năm 2006-2007, từ các trung tâm y tế của các quận huyện, chúng ta chia ra thành bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và phòng y tế, tức “đã yếu mà còn chia ra”. Còn hiện nay, ngay cả tại TP.HCM, theo chỉ đạo thì tất cả trung tâm y tế dự phòng và các bệnh viện thuộc quận, huyện lại trực thuộc Sở Y tế. Như vậy, UBND của các địa phương sẽ rất khó khăn trong việc điều phối lực lượng và thực sự đơn vị phụ trách công tác y tế ở địa phương chính là phòng y tế, trong khi phòng y tế chỉ làm chức năng quản lý Nhà nước.

Một bộ phận cán bộ ở cơ sở còn lơ là, chủ quan trong chống dịch

Đề cập đến vấn đề thực thi công vụ trong phòng chống dịch, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho rằng vẫn có những bất cập ở nhiều nơi. Điển hình như việc Chính phủ chỉ đạo thống nhất lưu thông hàng hóa, thông suốt giao thông vận tải, không ban hành giấy phép con, không cát cứ, nhưng ở một số địa phương đã đặt ra yêu cầu cao hơn, vượt quá mức cần thiết, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. "Trong khi lãnh đạo Chính phủ thì sát sao chỉ đạo, thì một bộ phận cán bộ ở cơ sở còn lơ là, chủ quan trong chống dịch. Đây có thể là căn bệnh trầm kha ở một số nơi, nhưng đến thời kỳ dịch bệnh càng bộc lộ rõ hơn" - đại biểu Hoa cho hay.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định).
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định).
Đặc biệt, đại biểu cũng nêu thực trạng có một số cán bộ địa phương đã có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch như đi đánh golf trong thời gian giãn cách xã hội, khi bị phát hiện lại khai báo không trung thực; có trường hợp xô xát giữa cán bộ với nhân viên lấy mẫu xét nghiệm; hoặc có trường hợp cán bộ thi hành công vụ còn xa rời thực tế, chưa bám sát nhu cầu của người dân như việc coi bánh mì không phải là mặt hàng thiết yếu… Một số cán bộ địa phương vào nhà dân, bắt ép 1 người phụ nữ làm xét nghiệm Covid-19.

“Những vấn đề này tạo ra hình ảnh phản cảm, làm mất uy tín của chính quyền. Tôi cho rằng với bất kỳ vấn đề gì thì cán bộ phải nêu gương, chấp hành trước” - bà Hoa nói.

Theo đại biểu, với bất gì việc gì, phải tạo đồng thuận của người dân. Trong tình thế cấp thiết, với vi phạm thì phải xem xét xử lý hành chính, thậm chí là xử lý hình sự; tránh xử lý cảm tính, bất chấp quy định pháp luật.

Việc đưa ra quyết sách, biện pháp gì phải cân nhắc việc bảo đảm sức khỏe, tính mạng và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân lên trên hết, trước hết. Khi chính quyền đã đưa ra quyết sách đúng, vì lợi ích chung, hợp lòng dân thì dân luôn ủng hộ và chấp hành, kể cả những việc khó khăn, gây bất tiện cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa cũng ủng hộ quan điểm của Thủ tướng là thay đổi tư duy và cách chống dịch theo hướng quản lý rủi ro, chứ không theo đuổi chính sách "không Covid". Nhiều quốc gia trên thế giới cũng xác định cần thích ứng an toàn và lâu dài với Covid-19. Vì vậy, theo đại biểu, trước mắt cần thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19". Đồng thời, cần khẩn trương hoàn thiện Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả đại dịch Covid -19, trong tình hình mới. Theo đó cần thực hiện 6 mục tiêu lớn, gồm 1 tăng, 2 giảm, 3 bảo đảm. Cụ thể: Tăng tỷ lệ bao phủ vaccine; Giảm tỷ lệ người mắc Covid-19; Giảm tỷ lệ tử vong vì Covid 19; Bảo đảm phục hồi KT-XH gắn với tình hình kiểm soát dịch bệnh; Bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội; Bảo đảm xử lý hiệu quả một số vấn đề mới phát sinh như: sức khỏe tinh thần của người dân; tình trạng thiếu lương thực ở một bộ phận người dân nghèo; tình trạng gia tăng người vô gia cư tại một số thành phố lớn…/.

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; HĐND tỉnh tổ chức các cuộc họp thẩm tra dự thảo nghị quyết; Nghệ An tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn hôm nay.

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thống nhất đề xuất phương án phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 với số tiền hơn 356 tỷ đồng theo từng lĩnh vực.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(Baonghean.vn)- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung ký công điện yêu cầu người đứng đầu sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

(Baonghean.vn) - Một vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm liên quan đến dự kiến đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập ở các địa phương hiện nay. Vậy, đặt tên như thế nào đảm bảo phù hợp là việc cần phải được nghiên cứu bài bản.