Đề nghị nâng mức hỗ trợ lợn bị dịch tả châu Phi ngang giá thị trường

Theo Khánh Vũ (Báo Lao động)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lan rộng, cả hệ thống đang nỗ lực triển khai các giải pháp ứng phó, không để dịch lan rộng. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị tăng mức hỗ trợ lợn bị tiêu hủy do nhiễm dịch tả lợn châu Phi bằng giá bán thị trường.

Tiêu hủy 1 triệu con lợn, sẽ mất 150 triệu USD

Nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng mức hỗ trợ đền bù tiêu hủy lợn bệnh để ngăn chặn tình trạng “bán tháo” làm  nguy cơ bùng nổ dịch trên diện rộng.

Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai - ông Nguyễn Trí Công nhấn mạnh: Mức hỗ trợ lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi theo quy định hiện nay tối đa chỉ 38.000 đồng/kg. Đây là mức hỗ trợ đúng quy định nhưng không sát thực tế, không còn phù hợp trong tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi đã bắt đầu đến hồi “nóng”.

Giá lợn tại miền Bắc thấp hơn giá lợn tại miền Nam đã khiến thương lái đẩy mạnh

Giá lợn tại miền Bắc thấp hơn giá lợn tại miền Nam khiến thương lái đẩy mạnh "lái lợn" từ Bắc vào Nam.

Theo ông Nguyễn Trí Công, mức đền bù thấp sẽ không khuyến khích người chăn nuôi khai báo dịch bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng “bán tháo” lợn, làm tăng nguy cơ bùng nổ dịch bệnh.

Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi một cách hiệu quả, trong thời điểm xảy ra dịch, Nhà nước cần áp dụng mức hỗ trợ tiêu hủy lợn bệnh sát với giá thị trường.

Như vậy, dù hỗ trợ ở mức cao, nhưng dịch bệnh được khống chế hiệu quả thì thời gian hỗ trợ sẽ ngắn, số lượng lợn phải tiêu hủy cũng ít hơn, Ngân sách Nhà nước chi ra cũng theo đó sẽ thấp hơn.

“Một phép tính cho thấy, khi dịch bệnh không được khống chế sớm, nếu có 1 triệu con lợn phải bị tiêu hủy, tính chung trọng lượng khoảng 100kg/con, với mức hỗ trợ 38.000 đồng/kg, 1 triệu con lợn sẽ phải chi  tới 150 triệu USD để hỗ trợ người chăn nuôi. Đây là một số tiền rất lớn”- ông Nguyễn Trí Công nói.  

Giá lợn hơi ngày 1/3/2019.

Giá lợn hơi ngày 1/3/2019.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, các biện pháp dập dịch, phun hóa chất tiêu độc khử trùng, lập chốt kiểm tra, ngăn chặn vận chuyển lợn từ vùng dịch ra các vùng khác… đã được triển khai rất quyết liệt, không xảy ra tình trạng lợn dịch bị giết mổ rồi tuồn bán ra ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay dọc quốc lộ, mỗi ngày có hàng trăm xe chở lợn từ Bắc vào Nam bởi giá lợn ở miền Bắc đang cao hơn giá lợn tại các tỉnh phía Nam từ 10.00 -15.000 đồng/kg.  

Đề nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ người chăn nuôi

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí chi cho các hoạt động của cơ quan trung ương, bao gồm: Điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; chủ động giám sát lưu hành virus ASF, giải trình tự gien, xây dựng bản đồ dịch tễ; thông tin, tuyên truyền; hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên môn; hợp tác quốc tế về phòng chống bệnh ASF.

Ngân sách nhà nước cấp để tổ chức thực hiện thông qua ngân sách hằng năm; Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng dự toán thực hiện, tổng hợp chung trong dự toán của Bộ gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, tổng khái toán kinh phí hằng năm cần khoảng 25 tỉ đồng.

Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chính phủ cho phép được áp dụng giá hỗ trợ bằng giá thị trường, sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai để hỗ trợ ngay và chủ vật nuôi không nhất thiết phải khai báo và xác nhận của UBND cấp xã khi nuôi lợn.

Đồng thời, cho phép Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức xây dựng phòng thí nghiệm thú y đạt chuẩn quốc tế để chủ động chẩn đoán, xét nghiệm chính xác các loại dịch bệnh động vật.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chính phủ kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, của các nước hỗ trợ Việt Nam tổ chức khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi; tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp để có đủ cơ sở tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.