Di tích nhà cụ Vi Văn Khang

(Baonghean) - Giữa thung lũng Mường Quạ (Con Cuông) có một địa chỉ văn hóa được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, ghi dấu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc sinh sống của vùng quê khởi nguồn của con sông Giăng hùng vĩ và thơ mộng. Đó là nhà cụ Vi Văn Khang ở bản Thái Hòa, xã Môn Sơn. 
Ngôi nhà cụ Vi Văn Khang nằm cạnh hữu ngạn dòng sông Giăng, xung quanh là những ngôi nhà sàn cổ kính của đồng bào Thái bản Thái Hòa, tiếp đến là cánh đồng Mường Qụa mênh mông giúp bà con quanh năm có cuộc sống đủ đầy. Xa hơn nữa là núi đồi trùng điệp, bao bọc và chở che cho các bản làng, là Vườn Quốc gia Pù Mát bốn mùa xanh tươi với hệ động, thực vật phong phú và đa dạng. 
Nhà cụ Vi Văn Khang- di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Nhà cụ Vi Văn Khang - di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Theo các nguồn tư liệu lịch sử, năm 1931 phong trào cách mạng bước vào giai đoạn thoái trào, Đảng ta phải rút vào hoạt động bí mật. Để đảm bảo lực lượng và duy trì cơ sở cách mạng, Xứ ủy Trung kỳ cử các đồng chí Lê Xuân Đào (thuộc Xứ ủy), Nguyễn Hữu Bình (Tỉnh ủy Nghệ An), Lê Mạnh Duyệt (Phủ ủy Anh Sơn) về vùng Mường Qụa - Môn Sơn phối hợp hoạt động và gây dựng phong trào cách mạng. Về đây, các đồng chí đã liên lạc và giác ngộ đồng chí Vi Văn Khang, một thanh niên dân tộc Thái có học thức, gia đình khá giả ở bản Thái Hòa. Gặp được lý tưởng cách mạng như cánh đồng khô hạn gặp mưa, đồng chí Khang nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân và đã vận động, giác ngộ thêm các đồng chí Vi Văn Hanh, Vi Văn Quý, Vi Văn Lâm, những người trẻ tuổi có học vấn cao, giàu lòng yêu nước và tâm huyết với quê hương. Các đồng chí này đã phát huy tinh thần đoàn kết, vận động quần chúng nhân dân kết thành một khối sức mạnh để đấu tranh chống bọn thực dân -  tay sai phong kiến. 
Tháng 3/1931, ở Mường Qụa (gồm 2 xã Môn Sơn và Lục Dạ ngày nay) đã diễn ra cuộc đấu tranh chống bọn cường hào, ác bá và giành được thắng lợi. Khoảng 1 tháng sau, tại nhà riêng của Vi Văn Khang, Chi bộ Đảng Môn Sơn chính thức được thành lập, gồm 5 đảng viên: Vi Văn Khang (Bí thư), Vi Văn Hanh, Vi Văn Quý, Trần Ngân, Lê Mạnh Duyệt, sau đó kết nạp thêm đồng chí Vi Văn Lâm. Đây chính là chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở địa bàn miền núi - vùng cao của Nghệ An. Chi bộ Đảng ra đời bắt tay ngay vào công tác lãnh đạo đấu tranh cách mạng: in ấn tài liệu tuyên truyền, thành lập tổ chức Nông hội đỏ, Tự vệ đỏ. Từ 7 - 8/1931, trên ngọn cây đa Cồn Chùa - trung tâm xã Môn Sơn, lá cờ đỏ búa liềm tung bay phấp phới. Dưới gốc cây đa, chi bộ Đảng tập trung lực lượng với hàng trăm người tiến hành biểu tình rồi kéo đến nhà bọn địa chủ, chánh tổng cướp lấy thóc gạo, tiền bạc chia cho dân nghèo. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, phong trào cách mạng của nhân dân Mường Quạ nói chung và Môn Sơn nói riêng giành được nhiều thắng lợi. Nhà riêng của đồng chí Vi Văn Khang trở thành nơi hội họp, nuôi giấu cán bộ và in ấn tài liệu, che chở và nuôi dưỡng cán bộ Đảng. Một thời gian sau, thực dân Pháp điều lính vào Môn Sơn đàn áp phong trào cách mạng, Vi Văn Khang và 2 đồng chí  là Vi Văn Hanh, Trần Ngân cùng 30 quần chúng hăng hái đấu tranh bị sa vào tay giặc. Các đảng viên còn lại rút vào hoạt động bí mật để chờ thời cơ. Và đến cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, Chi bộ Đảng Môn Sơn được khôi phục và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cướp chính quyền giành thắng lợi.  
Nhà cụ Vi Văn Khang được dựng năm 1919 theo kiểu kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Thái. Nhà gồm 3 gian, 2 hồi, cầu thang lên xuống đặt ở hai bên, khung bằng gỗ. Tầng trên là nơi diễn ra các sinh hoạt của gia đình, dưới sàn thường cất đặt nông cụ và nhốt gia súc. Khu vườn rộng được trồng nhiều loại cây, trong đó phần lớn là các loại cây ăn quả.
Nếu có dịp về Môn Sơn thưởng thức “Cơm Mường Quạ, cá sông Giăng”, khám phá Pù Mát, ngắm cảnh Phà Lài, hãy tìm đến bản Thái Hòa thăm di tích nhà cụ Vi Văn Khang để hiểu thêm mạch nguồn lịch sử- văn, về tinh thần và ý chí của con người và mảnh đất giàu truyền thống này.
Công Kiên

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.