Độc đáo và ý nghĩa lễ khai giảng ở một số quốc gia trên thế giới
(Baonghean.vn) - Ngày đầu tiên đi học đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời mỗi con người. Ngày này có ý nghĩa như “một khởi đầu mới” hay “sự tái sinh” vậy. Cùng khám phá một vài tập tục độc đáo trong Lễ khai giảng một số quốc gia trên thế giới.
Nhật Bản:Để chào mừng các công dân tí hon có một địa vị xã hội mới, phần lớn học sinh Nhật Bản bắt đầu quãng thời gian dưới mái trường với việc nhận được món quà là một chiếc cặp có tên randoseru. Theo truyền thống, các bé gái sẽ mang cặp màu đỏ còn màu đen dành cho các bé trai. Lý do những chiếc cặp này xuất hiện là để trẻ em Nhật Bản học cách giữ gìn vật dụng của mình. Những chiếc cặp randoseru được thiết kế rất bền và có thể dùng được tới 6 năm tại bậc tiểu học. Ảnh: Internet |
Triều Tiên:Lý do Triều Tiên chọn ngày 1/4 làm ngày khai giảng năm học mới được cho là do tại giai đoạn này, khu vực phía bắc bán đảo Triều Tiên chuyển từ mùa đông sang mùa xuân phù hợp cho cây cối đâm chồi nảy lộc và lễ khai giảng là phép ẩn dụ với ý nghĩa trẻ em Triều Tiên là mầm non của đất nước. Trong lễ khai giảng năm học mới, các em học sinh sẽ được phụ huynh trao một bó hoa và đi dưới ‘cơn mưa’ hoa giấy trên đường vào lớp học. Ảnh: Internet |
Ấn Độ:Trẻ em tại Ấn Độ cũng thường nhận được những món quà vào ngày praveshanotshavan, nghĩa là Ngày Nhập học. Vì ngày khai giảng năm học mới tại Ấn Độ thường trùng với thời điểm bắt đầu mùa mưa, nên trong các món quà thường có 1 chiếc ô. Ảnh: Internet |
Indonesia:Các nhà trường tại Indonesia tận dụng ngày khai giảng để giúp các em học sinh làm quen với môi trường mới và bạn cùng lớp qua việc chia các em thành những nhóm nhỏ và cùng tham gia các hoạt động tập thể. Ảnh: Internet |
Đức:Ở nước Đức, trẻ em vào lớp Một sẽ được phát rất nhiều túi giấy hình chiếc nón đựng kẹo, đồ chơi và đồ dùng học tập trong ngày khai giảng. Đôi khi những chiếc túi giấy này có kích cỡ bằng người các bạn nhỏ. Theo truyền thống, tập tục này đánh dấu “địa vị” của em nhỏ đã có một bước thay đổi. Ảnh: Internet |
Nga:“Ngày tri thức” các em học sinh cùng cha mẹ cùng nhau chụp ảnh lưu niệm. Các em cũng sẽ tặng hoa cho giáo viên và thường được nhận lại những quả bóng bay. Những dải ruy-băng trắng được trang trí ở khắp nơi và cột lên tóc những bé gái. Ngoài ra còn có nghi thức “tiếng chuông đầu tiên” thú vị. Một em nhỏ năm nhất được một học sinh nam lớn trên cõng trên vai đi tới từng hàng học sinh và rung tiếng chuông báo hiệu năm học mới bắt đầu. Ảnh: Internet |
Ý:Các em nhỏ người Ý thường mặc những chiếc áo choàng trùm lên quần áo bình thường tại trường tiểu học. Tại trường mẫu giáo, các em nam thường mặc áo choàng màu xanh và trắng trong khi các bạn nữ mặc áo choàng màu hồng và đỏ. Khi các em vào lớp 1, áo choàng sẽ được đổi sang màu xanh đậm. Ảnh: Internet |
Brazil:Năm học mới tại Brazil bắt đầu vào tháng 2 hàng năm. Các bậc phụ huynh Brazil thường mua sách vở và đồ dùng học tập cho con cái hàng tháng trước khi năm học mới bắt đầu. Nguyên nhân là vì giá văn phòng phẩm cho học sinh thường được “thổi” lên rất cao vào thời điểm năm học mới, có thể gấp 5 lần giá thông thường. Ảnh: Internet |
Ả Rập Saudi:Lễ khai giảng diễn ra hoành tráng trong vòng 3 ngày, trong ba ngày này học sinh làm quen và kết bạn với mọi người. Trong dịp này, thầy cô mang hoa và cả đồ ăn đến cho các học sinh. Ảnh: Internet |