Donbass – chiến trường quyết định trong cuộc xung đột ở Ukraine

Theo Kiều Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Donbass có thể trở thành chiến trường ác liệt, quyết định toàn bộ cục diện cuộc chiến ở Ukraine.

Cuộc chiến mang tính quyết định

Mỗi ngày trôi qua, Nga tăng cường pháo kích và không kích vào Donbass, đạt được những bước tiến chậm mà chắc trong việc kiểm soát trung tâm công nghiệp ở phía Đông Ukraine này.

Nếu Nga giành ưu thế trong cuộc chiến ở Donbass , điều đó đồng nghĩa với việc Ukraine không chỉ mất một vùng đất mà còn tổn thất lớn về quân sự, mở đường cho Moscow kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn và quyết định những điều khoản với Kiev. Tuy nhiên, nếu Nga thất bại, điều đó sẽ tạo điều kiện cho các cuộc phản công của Ukraine và có thể gây ra rắc rối lớn về chính trị cho điện Kremlin.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad ở thành phố Lysychansk, khu vực Lugansk, Ukraine ngày 12/6. Ảnh: Reuters

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad ở thành phố Lysychansk, khu vực Lugansk, Ukraine ngày 12/6. Ảnh: Reuters

Sau khi rút khỏi thủ đô Kiev và thành phố Kharkiv lớn thứ hai Ukraine, Nga đã chuyển hướng tiến công sang Donbass - khu vực gồm nhiều hầm mỏ và nhà máy, đồng thời là nơi giao tranh giữa lực lượng ly khai được Nga ủng hộ với quân đội Ukraine từ năm 2014.

Rút kinh nghiệm từ những mục tiêu trước đó, Nga đã có những động thái thận trọng hơn ở đây, chủ yếu dựa vào các vũ khí tầm xa để làm suy yếu khả năng phòng thủ của Ukraine.

Chiến lược này dường như đã hiệu quả: Quân đội Nga, được trang bị quân sự tốt hơn, đã đạt được những thành quả ở cả Lugansk và Donetsk thuộc khu vực Donbass khi kiểm soát hơn 90% Lugansk và một nửa Donetsk.

Theo cố vấn Tổng thống Ukraine - ông Mykhailo Podolyak nhận định với BBC, mỗi ngày phía Ukraine tổn thất từ 100 - 200 binh lính. Trước đó, Tổng thống Zelensky cho biết số binh lính Ukraine hy sinh mỗi ngày là 100 người.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã gọi tình hình chiến trường ở Donbass là "vô cùng khó khăn".

Chiến thuật của Nga và Ukraine

Khi cuộc chiến diễn theo hướng không có lợi cho Nga, nhiều người từng nghĩ Tổng thống Putin sẽ tuyên bố chiến thắng sau khi đạt được một số thành quả ở Donbass và sau đó rút khỏi cuộc xung đột, vốn đang gây thiệt hại lớn về kinh tế và kéo căng các nguồn lực. Dù vậy, điện Kremlin đã khẳng định, Nga muốn Ukraine công nhận tất cả thành quả Nga đạt được kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự, song Kiev đã bác bỏ.

Các lực lượng của Nga đang kiểm soát toàn bộ bờ biển Azov, trong đó có cảng chiến lược Mariupol, toàn bộ khu vực Kherson - một cửa ngõ quan trọng tới Crimea và phần lớn khu vực Zaporizhzhia – nơi có thể giúp Nga tiến sâu vào Ukraine. Hiện, hầu như rất ít người cho rằng Tổng thống Putin sẽ dừng chiến dịch quân sự đang diễn ra.

Sau những hạn chế của các chiến dịch trước đó, Nga dường như đang tiến hành những bước đi thận trọng hơn. Nhiều nhà quan sát từng dự đoán Nga sẽ cố gắng bao vây các lực lượng Ukraine bằng chiến lược gọng kìm từ phía Bắc và phía Nam, nhưng thay vào đó, Nga đã sử dụng hàng loạt cuộc tiến công nhỏ để buộc Ukraine phải rút lui mà không phải mở rộng quá mức các tuyến hậu cần.

Trong khi đó, các quan chức phương Tây đánh giá cao khả năng phòng thủ của Ukraine khi thực hiện những cuộc phản công dữ dội dựa vào pháo binh, đồng thời rút lui về một số khu vực trong khi tiến hành những cuộc phản công thường xuyên.

"Ukraine đang theo đuổi chiến lược phòng thủ linh hoạt, rút lui khỏi một số khu vực khi cần thiết thay vì cố thủ tại mỗi vị trí", Keir Giles, một chuyên gia về Nga tại think-tank Chatham House có trụ sở tại London cho hay.

Nga rõ ràng có ưu thế lớn hơn về pháo binh ở chiến trường Donbass nhờ số lượng lựu pháo hạng nặng, hệ thống phóng tên lửa và đạn dược nhiều hơn. Trong khi đó, Ukraine không chỉ phải sử dụng pháo binh một cách "tiết kiệm" mà còn đối mặt với việc Moscow liên tục nhắm vào các tuyến cung cấp hậu cần của nước này.

Ukraine đã bắt đầu nhận được vũ khí hạng nặng từ phương Tây, các quốc gia đã cung cấp hàng chục lựu pháo và hiện bắt đầu vận chuyển các hệ thống tên lửa đa nòng cho Kiev. Tổng thống Putin cảnh báo, nếu phương Tây cung cấp cho Kiev các hệ thống tên lửa tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga. Moscow sẽ tấn công các mục tiêu ở Ukraine mà hiện nay Nga chưa "đụng tới". Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng khẳng định, Nga có thể phản ứng bằng cách kiểm soát nhiều khu vực hơn như một cách thiết lập vùng đệm để phòng thủ trước những vũ khí trên.

Mục tiêu của mỗi bên

Sau khi Nga kiểm soát được một số khu vực ở phía Nam Ukraine, trong đó có khu vực Kherson và phần lớn khu vực Zaporizhzhia lân cận, phương Tây lo ngại Nga sẽ sáp nhập những khu vực này vào lãnh thổ của mình hoặc tuyên bố chúng là những nước độc lập, giống như nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng và nước Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng.

Các quan chức Ukraine và phương Tây cũng lên tiếng lo ngại về việc Moscow tăng cường tiến công về khu vực Dnipro ở phía Bắc. Đây là cuộc tiến công có thể chia cắt Ukraine và tạo ra mối đe dọa mới cho Kiev.

"Những mục tiêu của Nga trong cuộc chiến này đang thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực địa", Eleonora Tafuro Ambrosetti, một nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế của Italy có trụ sở ở Milan cho hay.

"Họ có những mục tiêu linh động để có thể thích nghi với tình hình thực địa", chuyên gia này bình luận, cho rằng Nga có thể phá hủy nền kinh tế Ukraine bằng cách kiểm soát toàn bộ đường bờ biển của nước này để ngăn chặn việc vận chuyển hàng hóa.

Một vị tướng của Nga từng lên tiếng về kế hoạch ngăn chặn Ukraine tiếp cận Biển Đen bằng cách kiểm soát Mykolaiv và Odessa. Đây cũng là động thái có thể cho phép Moscow xây dựng hành lang trên đất liền với khu vực ly khai Transnistria của Moldova, nơi đang đặt một căn cứ quân sự Nga.

Thất bại ở Donbass sẽ khiến Ukraine rơi vào tình thế ngặt nghèo giữa bối cảnh những binh lính mới được tuyển mộ thiếu các kỹ năng trên chiến trường trong khi nguồn cung vũ khí từ phương Tây không đủ để ngăn chặn các cuộc tiến công ngày càng sâu hơn từ Nga.

Tuy nhiên, một số quan chức Ukraine đã bác bỏ những lo ngại trên, tự tin rằng quân đội nước này có thể cầm cự trước các cuộc tiến công của Nga và thậm chí có thể phản công.

Nhà phân tích Mykola Sunhurovsky thuộc Trung tâm Razumkov - một viện nghiên cứu có trụ sở ở Kiev nhận định, kế hoạch của Ukraine là "câu giờ" để chờ phương Tây vận chuyển vũ khí, trong đó có các hệ thống phòng không với hy vọng có thể tiến hành một cuộc phản công hiệu quả./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.