|
Ảnh: Google Maps. Đồ họa: Lâm Tùng |
|
Ngay từ sáng sớm, người dân hai bản Cò Phạt và bản Búng (xã Môn Sơn) đã tập trung nhộn nhịp tại Nhà văn hóa cộng đồng để tạm biệt 22 hộ dân Đan Lai di dời sang nơi ở mới tại khu tái định cư Kẻ Tắt - Bá Hạ, xã Thạch Ngàn. Ảnh: Quang An |
|
Hầu hết tài sản đã được bà con và chính quyền vận chuyển ra điểm tập kết trước đó 2 ngày, những vật dụng cuối cùng cũng được người dân tất bật tháo dỡ để kịp chuyển theo đúng kế hoạch. Ảnh: Quang An |
|
Trong sáng 30/7, hàng chục cán bộ, chiến sĩ của các lực lượng: Kiểm lâm Vườn Quốc gia Pù Mát, Đồn Biên phòng Môn Sơn, giáo viên các trường học, chính quyền địa phương và người dân trong bản đã có mặt từ sáng sớm để giúp 22 hộ Đan Lai vận chuyển đồ đạc. Ảnh: Thành Cường |
|
Một số tài sản có khối lượng lớn chưa thể vận chuyển trong ngày hôm nay được kiểm đếm, ghi rõ họ tên chủ hộ để chuyển ra nơi ở mới tại xã Thạch Ngàn. Ảnh: Quang An |
|
Những cái nắm tay thật chặt của hàng xóm trao cho ông La Văn Nhị (áo trắng) trước khi chia tay, kèm theo đó là những lời động viên, gửi gắm niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Ảnh: Thành Cường |
|
Những giọt nước mắt chia tay giữa người đi và người ở lại. Ảnh: Quang An |
|
Trước khi rời đi, bà La Thị Hoạt (bản Búng) đã trao cho con gái món quà là con gà giống, với hy vọng sang nơi ở mới các con sẽ tu chí làm ăn và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ảnh: Thanh Phúc |
|
Trước đó, Bí thư Huyện ủy Con Cuông Nguyễn Đình Hùng đã vào động viên chia sẻ với bà con Đan Lai trước khi ra nơi ở mới. Ảnh: P.V |
|
Con đường di chuyển từ bản Cò Phạt và bản Búng đến trung tâm xã dài khoảng 20 km, do nắng nóng kéo dài, nước sông Giăng cạn, không thể di chuyển bằng xuồng nên phải đi bằng đường bộ vô cùng vất vả. Ảnh: Quang An |
|
Những con vật nuôi thân thiết cũng theo chân chủ sang nơi ở mới. Ảnh: Thanh Phúc |
|
Quá trình di chuyền, có nhiều đoạn đường dốc đứng, trơn trượt sau trận mưa lớn, khiến việc di chuyển hết sức khó khăn. Ảnh: Quang An |
Tộc người Đan Lai có nguồn gốc từ người Kinh. Chuyển nhà lần này, với sự chuẩn bị chu đáo của chính quyền địa phương, bà con Đan Lai mang theo bao ấp ủ về một cuộc sống ấm no, tươi sáng.
Theo lời kể của các già làng, dòng họ này vốn dĩ chạy trốn sự ác bá của bạo chúa miền Hoa Quân khi bị bắt phải tìm cho ra 100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền chèo liền mái, nếu không sẽ bị thảm sát cả họ. Những thứ trên là hoàn toàn không thể có.
Cả làng họ La gồng gánh nhau trốn chạy lên núi, họ chạy mãi, chạy mãi đến thượng nguồn con sông Giăng này, nơi không còn nghe thấy tiếng người mới dám dừng chân - bộ tộc mới mang tên Đan Lai ra đời từ đó. Họ trải qua hàng trăm năm với cuộc sống nơi rừng sâu khó khăn, cơ cực.