Đừng để xa mặt cách lòng

Nhiều gia đình trẻ hiện nay sống cách xa ông bà, cha mẹ. Phải chăng khoảng cách xa xôi về mặt không gian chính là nguyên nhân làm tình cảm giữa các thành viên ở không ít gia đình cứ phai nhạt đi? Làm sao để lấp đầy khoảng trống đó?
Khoảng trống vô hình
Cháu gái con chị tôi theo cha mẹ làm ăn ở Sài Gòn đã gần 10 năm, lúc đi cháu mới 8 tuổi.
Hồi còn ở quê, do miệt mài làm ăn nên anh chị tôi gửi cháu cho bà ngoại chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ học hành. Cháu gái tôi lớn lên bằng chính tình thương yêu của ngoại trong những năm tháng đầu đời.
Nhưng do mưu sinh, vợ chồng con cái anh chị tôi quyết định rời quê hương vào Sài Gòn lập nghiệp. Cũng khoảng thời gian đó, cháu gái tôi phải xa ông bà ngoại và đến nay chưa một lần về thăm quê hương.
Giờ cháu đang học đại học ở TP.HCM. Vì xa xôi, cháu ít thăm hỏi ông bà, cô dì chú bác, anh chị em họ ở quê khiến tình cảm họ hàng ngày càng phai nhạt.
Trường hợp cháu tôi không phải cá biệt khi mà vì mưu sinh, một số gia đình trẻ phải rời quê hương đến vùng đất mới. Họ phải rời xa cha mẹ, ông bà, anh chị em họ hàng để lập nghiệp và cũng từ đó mà tình cảm có thể bị khoảng cách địa lý chi phối. Những gia đình có điều kiện có thể thường xuyên về quê.
Trong khi đó, không ít gia đình vừa xa quê về địa lý, kinh tế lại eo hẹp hiếm khi có dịp về thăm quê hương, có khi 5 năm hay 10 năm mới về một lần.
Hơn nữa, số gia đình ở đô thị thường chịu khá nhiều áp lực cuộc sống, như áp lực học tập, áp lực làm kinh tế dẫn đến nhiều trẻ không có điều kiện thăm quê nhất.
Tuy nhiên, đáng suy nghĩ nữa là do sự giáo dục còn hời hợt của gia đình.
Thực tế, không ít bậc cha mẹ chưa ý thức được việc giáo dục cho con về nguồn cội. Một số cha mẹ lại quá dành thời gian cho việc làm ăn nên cũng ít có điều kiện nhắc nhở, tạo điều kiện cho trẻ được quan tâm đến gia đình của mình cũng như anh em trong họ.
Thậm chí, không ít cha mẹ quan niệm cho rằng điện thoại, máy tính là công cụ kết nối tốt nhất, không nhất thiết phải về quê.
Giải pháp nối gần khoảng cách
Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức cho rằng: “Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nên mọi người dễ dàng kết nối với nhau. Nhưng quan trọng nhất để sợi dây tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình đó chính là cử chỉ, hành vi chăm sóc, gần gũi, thể hiện tình cảm một cách trực tiếp. Đó mới thực sự tạo nên tình cảm bền vững”.
Tiến sĩ Thức còn nhấn mạnh: “Không ít người con xa quê hương thường gửi tiền về cho cha mẹ và đôi khi sự quan tâm đó không đúng cách lại làm phiền lòng các bậc lão thành.
Các bậc cha mẹ lớn tuổi đâu chỉ cần nhiều tiền bạc mà họ mong có con cháu bên cạnh, đó mới là liều thuốc tinh thần quan trọng nhất”.
Để khoảng cách “tuy xa mà gần”, đong đầy tình yêu thương trong gia đình, có mấy vấn đề chúng ta có thể lưu ý:
1. Việc tạo điều kiện cho ông bà, cha mẹ được gần gũi với con cháu là điều quan trọng nhất.
Nếu không thể gần nhau chia sẻ được thì hằng ngày, bên cạnh việc thăm hỏi động viên người thân, cần sắp xếp, bố trí những chuyến về quê vào dịp hè, tết, lễ để con cái có điều kiện quan tâm chăm sóc người thân cũng như thể hiện ý thức bản thân với gia đình, dòng tộc, tổ tiên của mình.
Cha mẹ cần nói nhiều hơn về họ hàng, cũng như thể hiện sự quan tâm, chăm sóc bằng những việc làm cụ thể, làm trẻ hiểu và trân trọng, cũng như thể hiện sự yêu thương với người thân của mình.
2. Nhà trường nên thường xuyên giáo dục cho trẻ về ý thức hướng về cội nguồn.
Chúng ta có thể chưa làm được nhiều nhưng cứ cố gắng để rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ cảm thấy không ân hận, không day dứt lương tâm. Đừng để tình cảm thiêng liêng giữa các thành viên trong gia đình bị nhạt nhòa, phai mờ, khi muốn làm lại ...thì đã muộn.
Theo Tuoitre.vn

tin mới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.