Hơn 100 hộ dân sống thấp thỏm giữa hai 'quả bom nước'

05/08/2017 16:12

(Baonghean.vn) - Bị kẹt giữa hai nhà máy thủy điện Nậm Nơn và Bản Vẽ, hàng trăm hộ dân ở xã Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An), đang có nguy cơ mất nhà sau mỗi lần thủy điện xả nước.

Thủy điện Nâm Nơn nằm ở bản Lạ, xã Lượng Minh (huyện Tương Dương), được tích nước từ năm 2014.
Thủy điện Nậm Nơn nằm ở Bản Lả, xã Lượng Minh (huyện Tương Dương), được tích nước từ năm 2014. Thủy điện này có công suất 20 MW với 2 tổ máy, nằm trên cùng một dòng sông với Thủy điện Bản Vẽ, cách hơn 10 km về phía hạ lưu. Ảnh. H.T
Tuy nhiên, từ khi tích nước để vận hành nhà máy đến nay, hàng trăm hộ dân sống hai bên dòng sông thấp thỏm không yên vì nguy cơ mất nhà do sạt lở. Theo ông Vi Đình Phúc, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, mới đây xã vừa có cuộc khảo sát, kết quả có 101 hộ dân thuộc 4 bản có nguy cơ mất nhà vi sống ven sông. Ảnh. H.T
Tuy nhiên, từ khi tích nước để vận hành nhà máy đến nay, hàng trăm hộ dân sống hai bên dòng sông thấp thỏm không yên. Theo ông Vi Đình Phúc, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, mới đây xã vừa có cuộc khảo sát, kết quả có 101 hộ dân thuộc 4 bản có nguy cơ mất nhà vì sạt lở. Ảnh. H.T
"Từ khi thủy điện Nậm Nơn tích nước đến nay, có 7 ngôi nhà đã bị trôi xuống sông. Những hộ còn lại đang phải sống trong nỗi lo mất nhà, nguy hiểm tính mạng ", ông Phúc nói. Ảnh. H.T
Gần đây nhất là ngôi nhà của anh Lim Văn Khạt (30 tuổi, trú bản Lạ).
Gần đây nhất là ngôi nhà của anh Lim Văn Khạt (30 tuổi, trú bản Lạ). "Tối đó, nghe thủy điện thông báo xả đáy, gia đình 3 người chúng tôi không dám ngủ. Đến 2h sáng thì ngôi nhà bắt đầu bị kéo tuột xuống sông", anh Khạt kể. Sau khi đưa vợ và con chạy thoát thân, anh Khạt cố chạy vào nhà cứu tài sản nhưng chỉ kịp kéo được chiếc xe máy và tủ lạnh ra ngoài đường. Chỉ trong ít phút, toàn bộ căn nhà cùng cửa hàng bán tạp hóa trôi xuống sông, chỉ còn trơ lại nền móng. Ảnh. H.T
Không còn nhà, anh Lim sau đó được một người quen cho mượn đất, dựng tạm túp lều để sinh hoạt. Xung quanh khu vực này, hiện vẫn còn nhiều vết nứt kéo dài, có thể đổ sập xuống lòng sông bất cứ lúc nào. Ảnh. H.T
Không còn nhà, anh Lim sau đó được một người quen cho mượn đất, dựng tạm túp lều để sinh hoạt. Xung quanh khu vực này, hiện vẫn còn nhiều vết nứt kéo dài, có thể đổ sập xuống lòng sông bất cứ lúc nào. Ảnh. H.T
Trước đó, cũng tại bản Lạ, ngôi nhà của chị Lô Thị Vân (38 tuổi), trong chốc lát bị kéo tuột xuống sông Nậm Nơn. Cả gia đình may mắn thoát nạn nhưng toàn bộ tài sản cùng căn nhà mất trắng. Gia đình chị Vân sau đó cố vớt được phần gỗ trơ trọi của căn bếp từ lòng sông mang lên. Ảnh. H.T
Trước đó, cũng tại bản Lạ, ngôi nhà của chị Lô Thị Vân (38 tuổi), trong chốc lát bị kéo tuột xuống sông Nậm Nơn. Cả gia đình may mắn thoát nạn nhưng toàn bộ tài sản cùng căn nhà mất trắng. Gia đình chị Vân sau đó cố vớt được phần gỗ trơ trọi của căn bếp từ lòng sông . Ảnh. H.T
Không chị chịu ảnh hưởng bởi thủy điện Nậm Nơn, người dân ở Lượng Minh còn thiệt hại nặng do nằm dưới hạ lưu của thủy điện Bản Vẽ. Đầu tháng 3 năm nay, thủy điện Bản Vẽ bất ngờ xả nước cùng thời điểm với thủy điện Nậm Nơn phía dưới đang xả đáy khiến 4 lồng bè cá của ông Lô Văn Thủy mất trắng.

Không chỉ chịu ảnh hưởng bởi thủy điện Nậm Nơn, người dân ở Lượng Minh còn phải chịu thiệt hại nặng nề do nằm dưới hạ lưu của thủy điện Bản Vẽ. Đầu tháng 3 năm nay, thủy điện lớn nhất bắc miền Trung này bất ngờ xả nước cùng thời điểm với thủy điện Nậm Nơn phía dưới đang xả đáy khiến 4 lồng cá của ông Lô Văn Thủy mất trắng. "Thủy điện Bản Vẽ xả nhưng không hề thông báo, cũng may lúc đó cả gia đình tôi vừa lên bờ thì nước đổ xuống ầm ầm như động đất. Giờ đây gia đình tôi dường như đã khánh kiệt vì thủy điện", ông Thủy kể. Sau vụ việc, xã Lượng Minh đã lập biên bản, cùng với ông Thủy đề nghị thủy điện phải bồi thường nhưng nửa năm trôi qua vẫn không hề nhận được hồi âm. Ảnh. H.T

Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, cho hay người dân ở đây đang rất khốn khổ vì phía dưới thủy điện Nậm Nơn mỗi lần xả đấy thì khiến dân mất nhà còn ở thượng nguôn, thủy điện Bản Vẽ làm lồng bè cá của dân trôi mất.
Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, cho hay người dân ở đây đang rất khốn khổ vì việc xả nước bất thình lình của hai nhà máy Thuỷ điện."Nghề nuôi cá trên lồng bè rất có lợi nhuận, nhưng bây giờ chẳng ai dám làm nữa vì sợ thủy điện xả nước", ông Phúc nói. Ảnh. H.T
Trong số hộ bị mất nhà, một số đã được chính quyền hỗ trợ tiền để dựng nhà mới. Những hộ còn lại do xây nhà ở khu vực này sau khi thủy điện tích nước nên không được hỗ trợ. Ảnh. H.T
Trong số những hộ bị mất nhà, một số đã được chính quyền hỗ trợ tiền để tự tìm đất, dựng nhà mới. Những hộ còn lại do xây nhà sau khi thủy điện tích nước nên không được hỗ trợ. Việc tìm được vị trí mới để dựng nhà đang là vướng mắc lớn nhất tại đây. Ảnh. H.T
Vând
"Trước mắt, chúng tôi động viên bà con tự tìm đất để chuyển nhà. Vấn đề tìm vị trí để tái định cư đang rất nan giải, bởi Lượng Minh vốn chủ yếu là núi cao, đất đai giờ rất chật chội. Không dễ để tìm được một mảnh đất nhỏ để dựng nhà", Chủ tịch UBND xã Lượng Minh nói.

Tiến Hùng - Phương Thảo

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Hơn 100 hộ dân sống thấp thỏm giữa hai 'quả bom nước'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO