Kịch bản tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu

Lan Hạ (Theo Sputnik)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Việc tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc của Nga ngừng hoạt động hoàn toàn đã hiện thực hóa tình huống xấu nhất cho các nước châu Âu. Đây là quan điểm của tác giả trong bài báo viết cho tờ The Wall Street Journal.

Các nhà báo nhận thấy rằng, sau thông báo về việc tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc” đóng hoàn toàn, giá khí đốt tự nhiên và điện đầu tiên tăng giá 1/3, sau đó tăng hơn 10%. Điều này khiến đồng euro giảm kỷ lục trong 20 năm và trong tương lai, giá cả tăng lên mức cao trong lịch sử, gây nguy cơ lạm phát tăng cao hơn, người tiêu dùng nghèo hơn và gây áp lực lên các ngành sử dụng nhiều năng lượng đang trải qua làn sóng đóng cửa nhà máy.

Đường ống Dòng chảy phương Bắc. Ảnh: AP
Đường ống Dòng chảy phương Bắc. Ảnh: AP

Các quốc gia châu Âu đang cố gắng xoa dịu đòn giáng năng lượng do việc ngừng cung cấp khí đốt từ Nga. Đức đã kéo dài hoạt động của hai nhà máy điện hạt nhân trước đó bị cho đóng cửa, đồng thời phân bổ 6,5 tỷ USD để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương. Pháp cho biết họ sẽ giải quyết một nút thắt quan trọng trong dòng khí đốt của châu Âu, cho phép nước này xuất khẩu khí đốt sang Đức để đổi lấy nguồn cung cấp điện.

"Mục tiêu chính là hạn chế các động thái điên cuồng trên thị trường điện đang buộc các doanh nghiệp châu Âu phải đóng cửa. Các lựa chọn bao gồm các biện pháp tạm thời hạn chế giá nhập khẩu khí đốt, bao gồm cả giá khí đốt được sử dụng để sản xuất điện, cũng như hạn chế lãi của các công ty sản xuất năng lượng tái tạo, hạt nhân và thủy điện với chi phí vận hành thấp. Thu nhập vượt quá một mức nhất định sẽ bị thu hồi và phân phối lại cho người tiêu dùng", - WSJ dẫn các tài liệu thu thập được.

Vào ngày 2/9, các bộ trưởng tài chính G7 đã xác nhận kế hoạch đưa ra "mức giá trần" đối với dầu của Nga và kêu gọi "tất cả các nước" tham gia sáng kiến ​​này. Trước đó, Ủy viên Kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni cho biết, mục tiêu của Ủy ban châu Âu là thực hiện việc áp giá trần đến ngày 5/12/2022 đối với dầu thô và ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm dầu từ Nga./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.