Lan tỏa mùa hiếu hạnh

(Baonghean) - Đại lễ Vu Lan nhằm bày tỏ tấm lòng hiếu kính của những người con đối với công ơn cao trọng của những đấng sinh thành, trên tinh thần tri ân và báo ân, là nét đẹp trong văn hóa Phật giáo nói riêng và truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung. Dịp này, các chùa ở Nghệ An đều long trọng tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu.
Mùa tri ân báo hiếu mang tình cảm nhân văn
Những ngày qua, nhiều ngôi chùa trong tỉnh cũng đã tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu, Phật lịch 2563. Tùy vào điều kiên cụ thể, mà các chùa tổ chức sớm hay muộn.
Chùa Tu (Nghi Lộc) là một trong những chùa tổ chức lễ Vu Lan sớm nhất tỉnh. Chùa Chí Linh (Yên Thành), chùa Viên Quang, chùa Đại Tuệ , chùa Hà (Nam Đàn), chùa Đức Hậu, chùa Phổ Môn (TP. Vinh) chùa Cổ Am (Diễn Châu) chùa Phổ Nghiêm (Nghi Lộc)… đã đồng loạt tổ chức vào trung tuần tháng 7, thu hút hàng vạn người tham gia.
Nhìn chung lễ Vu Lan ở các chùa đều tổ chức trang trọng với sự chuẩn bị công phu, chu đáo của ban tổ chức, từ việc huy động nhân lực đến khâu tiếp đón, gìn giữ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…
Nghi thức cài hoa hồng trong lễ Vu Lan. Ảnh: Huy Thư
Nghi thức cài hoa hồng trong lễ Vu Lan. Ảnh: Huy Thư
Dự lễ Vu Lan tại chùa Chí Linh (chùa Gám) xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, bà con phật tử cũng như đông đảo du khách thập phương đều ấn tượng với một chương trình Vu Lan đặc biệt có nhiều nét mới. Từ những chia sẻ chân thành, sâu xa của quý chư tăng, những  lời ca, tiếng hát, cảm niệm của phật tử về cha mẹ, lắng lại trong mọi cảm xúc, là ơn nghĩa mênh mông của những đấng sinh thành.
Lễ Vu Lan tại chùa Gám thu hút hàng nghìn người tham dự, có hơn 200 thanh thiếu niên phật tử tham gia công quả. Chương trình buổi lễ “cách tân” đã như chia sẻ của chư tăng trụ trì là “thay đổi về hình thức để chuyển tải có hiệu quả hơn nội dung công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ”.
Sự đổi mới trong khâu tổ chức không chỉ làm cho buổi lễ thêm phần xúc động, mà chính cảm nhận về Vu Lan trong mỗi người cũng sâu sắc hơn, góp phần làm thay đổi quan niệm nhìn nhận về tháng 7 Vu Lan là tháng của mùa tri ân báo hiếu mang tình cảm nhân văn, cao đẹp.

Lễ Vu Lan năm nay đã cho em thật nhiều cảm xúc. Qua buổi lễ, em cảm nhận sâu sắc hơn về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và tự thấy mình cần phải sống có trách nhiệm, yêu thương, quý trọng cha mẹ nhiều hơn”.

Bạn Dương Phúc Tuyển (18 tuổi) quê huyện Đô Lương

Lễ Vu Lan tại chùa Cổ Am (Diễn Châu). Ảnh: Huy Thư
Lễ Vu Lan tại chùa Cổ Am (Diễn Châu). Ảnh: Huy Thư
Đến với chùa Cổ Am xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu trong ngày lễ Vu Lan, cảm nhận của bà con phật tử là được hòa mình trong một không gian đại lễ được trang trí đẹp và rất đông người. Dịp lễ này, có hơn 10 nghìn phật tử và du khách trong và ngoài tỉnh đã về đây dự lễ.
Để đại lễ diễn ra thành công viên mãn, nhà chùa đã chuẩn bị, sắp xếp từ trước đó 2 tuần, huy động hàng trăm thanh thiếu niên phật tử tham gia công quả, trong đó riêng đội cung nghinh mặc áo dài đã có 120 thiếu nữ.
Đọc kinh Vu Lan. Ảnh tư liệu Hải Vương
Đọc kinh Vu Lan. Ảnh tư liệu Hải Vương
Nét mới trong đại lễ Vu Lan ở chùa Cổ Am năm nay là cung thỉnh hương linh các anh hùng liệt sỹ của 39 xã, thị trấn trong huyện về dự lễ; tổ chức tiệc buffet với hàng chục món ăn chay; chương trình ca nhạc hoành tráng với sự có mặt của nhiều ca sỹ nổi tiếng, hát về chủ đề cha mẹ…
Trong nghi thức cảm niệm Vu Lan có “lời trái tim” xúc động một nữ sinh mồ côi cha mẹ, vượt khó học giỏi ở huyện Quỳ Châu. Tại buổi lễ, nhà chùa cũng đã trao tặng học bổng cho cả 3 chị em nữ sinh này. Về với đại lễ Vu Lan ở chùa Cổ Am, ấn tượng đọng lại trong lòng tăng ni, phật tử là cảm xúc tri ân sâu lắng về ơn nghĩa của các bậc sinh.
Tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha
 Đại lễ Vu Lan báo hiếu năm nay tại chùa Đại Tuệ xã Nam Anh, huyện Nam Đàn tổ chức vào ban đêm.  Lễ Vu Lan ở đây diễn ra thật linh thiêng, trang trọng.
Lễ thắp nến tri ân mùa Vu Lan. Ảnh tư liệu
Lễ thắp nến tri ân mùa Vu Lan. Ảnh tư liệu
Ấn tượng nhất với những người có mặt đêm hôm đó là lễ thắp nến tri ân với muôn ngọn nến lung linh trong đêm càng làm cho không khí Đại lễ thêm phần xúc động. Từ lễ đài, ngọn lửa hồng đã được quý đại biểu, các chư tăng và phật tử chuyền đi, thắp sáng tạo nên một đêm hoa đăng huyền diệu. Đạo từ của chư tôn chứng minh đã khắc sâu thêm lời dạy của đức Phật về đức hiếu hạnh, đạo làm con, sự tri ân công đức cha mẹ, ông bà, các bậc tiền nhân. Nghi thức cài hoa hồng lên ngực áo một lần nữa nhắc nhở mọi người về lòng hiếu kính đối với các bậc sinh thành.
Đại lễ Vu Lan tại chùa Đại Tuệ đã kết thúc trong cảm xúc lắng đọng tha thiết về công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.

Không phải là một phật tử, nhưng em thường đi dự lễ Vu Lan ở chùa và em ấn tượng với lễ Vu Lan tại chùa Đại Tuệ. Qua đây em biết phải trân quý hơn những tháng ngày cha mẹ còn sống và  sẽ nguyện sống trọn đạo làm con của một đứa con hiếu thảo...

Bạn Nguyễn Sỹ Hiếu (25 tuổi) quê huyện Thanh Chương

Nhìn chung ở các buổi lễ nghi thức diễn ra mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo, trong đó tiêu biểu nhất là nghi thức cài hoa hồng lên ngực áo thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với các bậc sinh thành, thắp nến tri ân tưởng niệm những người đã khuất, mong muốn gìn giữ và làm lan tỏa hơn nữa ngọn lửa yêu thương, hiếu hạnh.
Những ánh nến lung linh trong lễ Vu Lan. Ảnh tư liệu Đình Anh
Những ánh nến lung linh trong lễ Vu Lan. Ảnh tư liệu Đình Anh

Cha mẹ tôi đã mất từ lâu, nhưng mỗi dịp Vu Lan về tôi lại thấy rưng rưng nơi khóe mắt. Hình ảnh cha mẹ tần tảo gánh gồng mưu sinh để nuôi mấy anh em chúng tôi cứ hiện về trong thực tại. Những năm tháng nghèo khổ đã đi qua, chưa kịp đền đáp thì cha mẹ tôi đã không còn. Bây giờ, thương cha nhớ mẹ cũng chỉ còn biết gửi vào hoài niệm và cố gắng tu tập để giữ tâm hiếu hạnh”.

Ông Nguyễn Văn Tam (65 tuổi) ở xã Nghi Phú, TP Vinh 

Nhiều chùa đã sáng tạo trong khâu tổ chức, như chùa Chí Linh, chùa Đại Tuệ, chùa Viên Quang, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng phật tử.
Đại đức Thích Tuệ Minh - trụ trì chùa Chí Linh khẳng định: “Đại lễ Vu Lan là một lễ hội về tình thương để những người con Phật gửi trọn nỗi hoài niệm nghĩa mẹ tình cha đến các bậc sinh thành. Dự lễ Vu Lan mà mọi người cảm nhận được cái hay, cái đẹp của Vu Lan, có nghĩa là buổi lễ đã thành công”. 

tin mới

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.