Một số nước châu Phi đã bước vào giai đoạn đặc hữu của dịch COVID-19

Các nhà khoa học hàng đầu cho biết nhiều quốc gia châu Phi đang bước vào giai đoạn ít nghiêm trọng hơn của đại dịch trong bối cảnh các ca nhiễm biến thể Omicron tăng mạnh.

Người dân ở một trong trại cam tại Nam Phi nghe y tá tư vấn sau khi được tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: AP
Người dân ở một trong trại cam tại Nam Phi nghe y tá tư vấn sau khi được tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik (Nga), ông Malawi Kondwani Jambo, nhà miễn dịch học tại Chương trình Nghiên cứu Lâm sàng Malawi-Liverpool-Wellcome Trust, tin rằng ông và các đồng nghiệp đã tìm thấy "ánh sáng cuối đường hầm" thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Năm ngoái, ông Jambo đã bắt đầu nghiên cứu về số lượng người mắc COVID-19 ở Malawi kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Kết quả cho thấy số lượng người Malawi nhiễm virus cao hơn và lan rộng hơn nhiều so với dự đoán của ông Jambo. Nhiều người đã nhiễm bệnh trước khi biến thể Omicron xuất hiện.

Trước khi làn sóng Omicron ập đến, Malawi chưa bị COVID-19 tấn công quá mạnh. Jambo nói: “Vào thời điểm đó, dường như chỉ có gần 10% dân số có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Số ca nhập viện cũng thấp một cách đáng kinh ngạc”.

Điều này đã thúc đẩy Jambo và nhóm nghiên cứu của ông tìm một nguồn thông tin mới. Họ chuyển sự chú ý đến kho lưu trữ máu đã được thu thập trong nhiều tháng. Họ phát hiện ra rằng vào đầu làn sóng COVID-19 thứ 3 mùa hè năm ngoái, khi Malawi chìm trong biến thể Delta, 80% dân số đã mắc bệnh.

Ông dự đoán rằng phần lớn các ca nhiễm này đều không có triệu chứng, có nghĩa là nhiều người bị mắc bệnh không nghiêm trọng đến mức không đi xét nghiệm hoặc đến bệnh viện. Trong khi đó, chỉ có gần 5% người Malawi đã được tiêm phòng đầy đủ. Do vậy, có nhiều khả năng người mắc đã có kháng thể ngăn bệnh nặng từ các biến thể trước đó. Ông Jambo cũng giải thích độ tuổi trung bình của người Malawi chỉ khoảng 18 tuổi, độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong thấp hơn.

Nhưng quan trọng hơn, ông Jambo nhận thấy điều này có nghĩa là Malawi đang chuyển sang giai đoạn mới và đại dịch có thể sắp đi đến hồi kết. Đó là giai đoạn COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu, giống với các dịch bệnh theo mùa, như cảm lạnh hoặc cúm.

Các nhà khoa học cũng tin rằng Malawi chỉ là một trong số các quốc gia ở châu Phi đạt được cột mốc quan trọng này trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện ở Kenya, Madagascar và Nam Phi. Ông Jambo cho biết trên thực tế, nhiều khu vực ở châu Phi cũng có kết quả tương tự.

Giờ đây, khi làn sóng Omicron đang đạt đỉnh trên khắp châu Phi, các quốc gia đều chứng kiến xu hướng dịch bệnh khá giống nhau: ca nhiễm tăng mạnh, trong khi số ca mắc nặng, nhập viện và tử vong rất thấp.

Tuy nhiên, Nam Phi đã không may mắn như vậy. Mặc dù quốc gia này cũng đã thúc đẩy tiêm chủng nhưng dân số của họ già hơn nhiều so với Malawi. Đây cũng là nguyên nhân khiến các bệnh viện ở Nam Phi bị quá tải trong làn sóng Delta hồi mùa hè năm ngoái.

Ông Shabir Madhi, nhà nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand cho rằng Nam Phi đã đi được 3/4 quãng đường đại dịch. Sau làn sóng Omicron, có lẽ 80% người Nam Phi đã có khả năng miễn dịch ngăn bệnh nặng và tử vong. Mahdi có cho rằng để kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, Nam Phi cần đảm bảo ít nhất 90% người trên 50 tuổi được tiêm chủng đầy đủ.

Ông gợi ý rằng vào thời điểm biến thể tiếp theo xuất hiện, điều quan trọng là không nên hoảng sợ khi ca mắc gia tăng đơn thuần. Chuyên gia này tin rằng gia tăng số ca nhiễm là không thể tránh khỏi. Thay vì ngăn chặn điều đó, giới chức nên tập trung hơn vào khả năng gây bệnh nặng và tử vong.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.