Kinh tế

Mùa hái măng rừng ở Nghệ An

Thanh Phúc - Hoài Thu 30/08/2024 08:05

Người dân huyện miền núi Quế Phong đang bước vào cao điểm mùa hái măng rừng.

Mùa măng rừng bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 Âm lịch hằng năm. Thời điểm măng rừng ngon và nhiều nhất là tháng 7 âm lịch. Ảnh: Thanh Phúc
Mùa măng rừng bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 Âm lịch hằng năm. Thời điểm măng rừng ngon và nhiều nhất là tháng 7 âm lịch. Ảnh: Thanh Phúc
Sau những trận mưa dông, măng mọc nhanh, người dân xã Đồng Văn (Quế Phong) vào rừng từ sáng sớm để hái măng kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Hoài Thu
Sau những trận mưa dông, măng mọc nhanh, người dân xã Đồng Văn (Quế Phong) vào rừng từ sáng sớm để hái măng kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Hoài Thu
Công việc hái măng đơn giản nhưng rất vất vả. Muốn bẻ được nhiều măng ngon, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và sức khỏe để băng qua những cánh rừng rậm rạp, vượt nhiều con dốc cao, trơn trượt. Càng vào rừng sâu, càng hái được nhiều măng. Ảnh: Thanh Phúc
Công việc hái măng đơn giản nhưng rất vất vả. Muốn bẻ được nhiều măng ngon, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và sức khỏe để băng qua những cánh rừng rậm rạp, vượt nhiều con dốc cao, trơn trượt. Càng vào rừng sâu, càng hái được nhiều măng. Ảnh: Thanh Phúc
Măng hái xong được vận chuyển bằng xuồng máy, tập kết ra bến để bán cho thương lái.
Măng hái xong được vận chuyển bằng xuồng máy, tập kết ra bến để bán cho thương lái. Ảnh: Thanh Phúc
Măng rừng có nhiều loại, nhưng chủ yếu là măng sặt, bương, nứa và măng đắng. Trong đó, măng nứa, bương có giá 6.000-8.000 đồng/kg; măng sặt, măng đắng 15.000-20.000 đồng/kg. Ảnh: Thanh Phúc
Măng rừng có nhiều loại, nhưng chủ yếu là măng sặt, bương, nứa và măng đắng. Trong đó, măng nứa, bương có giá 6.000-8.000 đồng/kg; măng sặt, măng đắng 15.000-20.000 đồng/kg. Ảnh: Thanh Phúc
Nửa ngày vào rừng, có người hái được nửa tạ măng, có những gia đình 2 vợ chồng đi hái, kiếm được hơn 1 triệu đồng/ngày.
Nửa ngày vào rừng, có người hái được nửa tạ măng, có những gia đình 2 vợ chồng đi hái, kiếm được hơn 1 triệu đồng/ngày. Ảnh: Hoài Thu
Ông Lương Văn Thương, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Văn cho biết: “Mùa măng kéo dài chỉ hơn 2 tháng, song đem lại thu nhập đáng kể cho người dân xã Đồng Văn. Vào rộ mùa măng, trung bình mỗi ngày, 1 người kiếm được 300-500.000 đồng. Mỗi vụ măng, có hộ thu nhập 30-50 triệu đồng. Cây măng là lâm sản phụ, là sinh kế cho đồng bào nơi đây”.
Ông Lương Văn Thương, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Văn cho biết: “Mùa măng kéo dài chỉ hơn 2 tháng, song đem lại thu nhập đáng kể cho người dân xã Đồng Văn. Vào rộ mùa măng, trung bình mỗi ngày, 1 người kiếm được 300.000-500.000 đồng. Mỗi vụ măng, có hộ thu nhập 30-50 triệu đồng. Cây măng là lâm sản phụ, là sinh kế cho đồng bào nơi đây”. Ảnh: Hoài Thu
Ngoài ra, vào vụ thu hái măng rừng cũng đem lại công việc thời vụ và thu nhập khá cho những người đi thu gom măng tập kết cho thương lái. Ở xã Đồng Văn, có khoảng 10 người chuyên làm công việc thu gom này.
Ngoài ra, vào vụ thu hái măng rừng cũng đem lại công việc thời vụ và thu nhập khá cho những người đi thu gom măng tập kết cho thương lái. Ở xã Đồng Văn, có khoảng 10 người chuyên làm công việc thu gom này. Ảnh: Thanh Phúc
Măng được nhập cho các cơ sở chế biến măng luộc, măng khô, măng muối... Ảnh: Hoài Thu
Măng được nhập cho các cơ sở chế biến măng luộc, măng khô, măng muối... Ảnh: Hoài Thu
Để giữ sinh kế bền vững, người dân địa phương luôn ý thức và có phương án bảo vệ rừng, tuân thủ quy ước chung là không thả trâu bò vào khu vực có măng rừng. Ngoài ra, khi hái măng không được hái tận diệt, mỗi bụi măng phải trừ lại 2-3 búp để tạo điều kiện cho măng phát triển thành cây, tiếp tục sinh trưởng ở những lứa sau. Ảnh:
Để giữ sinh kế bền vững, người dân địa phương luôn ý thức và có phương án bảo vệ rừng, tuân thủ quy ước chung là không thả trâu bò vào khu vực có măng rừng. Ngoài ra, khi hái măng không được hái tận diệt, mỗi bụi măng phải trừ lại 2-3 búp để tạo điều kiện cho măng phát triển thành cây, tiếp tục sinh trưởng ở những lứa sau. Ảnh: Thanh Phúc
Clip: Thu - Phúc

Mới nhất

x
Mùa hái măng rừng ở Nghệ An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO