Mỹ cố gắng bắt kịp Nga trong lĩnh vực phát triển vũ khí siêu vượt âm

Lan Hạ 22/12/2021 15:38

(Baonghean.vn) - Các chuyên gia Mỹ đang phát triển cả vũ khí tấn công và phương pháp phòng thủ để chống lại tên lửa siêu thanh. Sau đây là tài liệu của Sputnik về kế hoạch của Lầu Năm Góc trong lĩnh vực này.

Chương trình vũ khí siêu vượt âm của Mỹ vẫn chưa đạt được thành công đáng kể nào. Cuối tuần trước, vụ thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A đã thất bại lần thứ ba liên tiếp, quả tên lửa không rời khỏi cánh của máy bay ném bom B-52 để thực hiện vụ phóng.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn cố gắng ít nhất là giảm thiểu khoảng cách tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Các chuyên gia Mỹ đang phát triển cả vũ khí tấn công và phương pháp phòng thủ để chống lại tên lửa siêu thanh. Sau đây là tài liệu của Sputnik về kế hoạch của Lầu Năm Góc trong lĩnh vực này.

Tên lửa siêu vượt âm tiếp cận mục tiêu với tốc độ lớn hơn Mach 5 (hơn 5.970 km/ giờ) và có khả năng cơ động cao. Loại vũ khí này vẫn là bất khả xâm phạm đối với bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nào. Quốc gia nào làm chủ những công nghệ này và quan trọng nhất trang bị thêm vũ khí siêu thanh cho quân đội sẽ nhận được lợi thế lớn trước các đối thủ tiềm năng. Nga đang tiến gần nhất tới mục đích này. Trung Quốc cũng đạt được một số tiến triển trong lĩnh vực đó, còn Mỹ đang cố gắng đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke. Ảnh: Reuters
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke. Ảnh: Reuters

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (Missile Defense Agency - MDA) của Mỹ đã khởi động dự án phòng thủ được đặt tên là “Glide Phase Interceptor” (Đánh chặn giai đoạn lượn). Ba gã khổng lồ quốc phòng sẽ cạnh tranh, đó là Tập đoàn Raytheon, Lockheed Martin và Northrop Grumman. Họ phải đưa ra phiên bản vũ khí và gửi các ý tưởng ban đầu vào cuối tháng 9/2022. Sau đó, Lầu Năm Góc sẽ so sánh các đề xuất của họ và chọn ra phiên bản tối ưu nhất để phát triển và đưa vào thử nghiệm. Khoảng 60 triệu USD đã được phân bổ cho giai đoạn cạnh tranh đầu tiên. Tuy nhiên, các yêu cầu kỹ thuật và chiến thuật đối với tên lửa đánh chặn chưa được công bố. Nó sẽ được trang bị trên hạm (cụ thể là cho các tàu khu trục lớp Arleigh Burke) và phải tương thích với bệ phóng thẳng đứng trên hạm Mk41. Nghĩa là, chiều dài tên lửa sẽ không vượt quá 7 m, đường kính - 710 mm. Nhờ hệ thống chỉ huy và kiểm soát Aegis, tàu chiến có thể độc lập hoặc theo chỉ định mục tiêu bên ngoài, phóng tên lửa đánh chặn.

Nhiệm vụ của tên lửa mới là đánh chặn đầu đạn tên lửa siêu vượt âm ở giai đoạn lượn, chẳng hạn như hệ thống vũ khí siêu thanh mới Avangard của Nga. Không giống như đầu đạn truyền thống của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà đường bay trong không gian và dọc theo quỹ đạo của chúng có thể đoán trước, Avangard có độ cơ động tốt, quỹ đạo bay phức tạp. Vào cuối năm 2018, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết rằng, những vụ thử nghiệm mới nhất cho thấy Avangard có thể đạt được vận tốc Mach 27 (hơn 32.000 km / h). Tốc độ điên cuồng này tự nó là một vũ khí. Trên thực tế, ở tốc độ này, không tên lửa nào có thể đánh chặn. Tên lửa thậm chí không cần có đầu đạn hạt nhân; với đòn đánh động năng của nó, tên lửa có thể đập mục tiêu thành bụi theo đúng nghĩa đen.

Hiện vẫn chưa rõ Lầu Năm Góc dự kiến bắn hạ những "thiên thạch" như vậy bằng cách nào. Rõ ràng, các tên lửa đánh chặn mới cũng sẽ bay với tốc độ siêu vượt âm, sẽ điều chỉnh hướng đi và đầu đạn nhiệt áp sẽ nhận biết nhiệt từ tên lửa. Nhưng, trước hết phải phát hiện tên lửa siêu vượt âm đang bay. Tuy nhiên, sau khi tên lửa tách khỏi phương tiện mang nó thì việc phát hiện nó bằng các phương tiện kỹ thuật hiện có là vô cùng khó khăn. Các vệ tinh trong hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Mỹ đang ở quỹ đạo địa tĩnh (rất cao). Các cảm biến hồng ngoại của chúng có thể phát hiện mục tiêu vì nhận biết ánh sáng và nhiệt từ nó. Tuy nhiên, những cảm biến này bất lực trước tên lửa hành trình siêu thanh (bao gồm cả Zircon của Nga) và các phương tiện lượn siêu vượt âm.

Gần đây, Cơ quan phát triển vũ trụ thuộc Lầu Năm Góc (SDA) cho biết, Mỹ bắt đầu xây dựng hệ thống vệ tinh mới với cảm biến hồng ngoại để tạo ra “lá chắn thép” trước tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh. Chính quyền Washington hy vọng rằng các vệ tinh quỹ đạo thấp sẽ giải quyết được vấn đề. Tám vệ tinh thử nghiệm sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2023. Hoạt động ở chế độ hồng ngoại liên tục, chúng sẽ sử dụng cảm biến trường quan sát rộng để phát hiện tín hiệu từ tên lửa hành trình và đầu đạn. Mỗi quả vệ tinh sẽ kiểm soát một khu vực địa hình nhất định và sẽ lập tức báo động khi nhận thấy mục tiêu siêu vượt âm. Các kế hoạch dài hạn của Lầu Năm Góc bao gồm hàng trăm vệ tinh với cảm biến hồng ngoại để tạo ra “lá chắn thép” mà theo lý thuyết sẽ cho phép theo dõi mỗi lần phóng tên lửa siêu vượt âm.

Nga cũng có những phát triển tương tự. Mới đây, nguồn tin ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, vào cuối năm nay ở Bắc Cực, họ sẽ thử nghiệm hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn mục tiêu siêu vượt âm ở khoảng cách hàng trăm km. Tuy vậy cho tới nay, các chi tiết liên quan vẫn được giữ bí mật nghiêm ngặt./.

Theo (Theo RT)
Copy Link
Mới nhất
x
Mỹ cố gắng bắt kịp Nga trong lĩnh vực phát triển vũ khí siêu vượt âm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO