Mỹ xem xét thử tên lửa đánh chặn ICBM đối phó Triều Tiên

Lan Hạ (Theo Kyodo)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ngày 16/5, Thiếu tướng Hải quân Jon Hill - Phó Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ thông báo, cơ quan này đang lên kế hoạch thử nghiệm một tên lửa đánh chặn, được phát triển cùng với Nhật Bản, để kiểm tra khả năng đánh chặn một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Mỹ bắn hạ ICBM trong vụ thử nghiệm hồi năm ngoái. Ảnh: AP
Mỹ bắn hạ ICBM trong vụ thử nghiệm hồi năm ngoái. Ảnh: AP

Ông Hill không cung cấp thông tin chi tiết về thời gian thử nghiệm tên lửa đánh chặn Standard Missile (SM)-3 Block IIA, với lý do để bảo vệ thông tin tình báo.

Phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Washington, Tướng Hill nói: “Tôi không muốn biến mọi thứ trở nên dễ dàng với đối thủ của chúng tôi, nên tôi sẽ không thông báo khi nào hoặc cách thức chúng tôi tiến hành thử nghiệm. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiến hành việc thử nghiệm này”.

Theo ông Hill, việc tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn nhằm vào một mục tiêu ICBM là một phần trong lộ trình hướng tới việc đưa SM-3 Block IIA vào giai đoạn sản xuất. Ông Hill nêu rõ: “Điều này đã được quy định trong luật pháp. Chúng tôi sẽ thực hiện kế hoạch thử nghiệm này”.

Giới chuyên gia nhận định, việc thử nghiệm sẽ được diễn ra chậm nhất vào năm 2020.

Với mối đe dọa hiện hữu bắt nguồn từ Triều Tiên, SM-3 Block IIA được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới tầm trung. Giới chuyên gia đã đề cập khả năng mở rộng tầm bắn để bắn hạ các mục tiêu ICBM.

SM-3 Block IIA, được Nhật Bản lên kế hoạch ra mắt vào năm tài khóa 2021, sẽ cung cấp thiết bị đánh chặn mới và tân tiến hơn, nhằm vào các tàu khu trục có trang bị tên lửa Aegis và hệ thống tên lửa Aegis Ashore, một phiên bản trên bộ của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, vốn được Tokyo quyết định triển khai hồi tháng 12 năm ngoái./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.