Nga hối thúc tăng cường vũ khí cho quân đội; Tổng thống Ukraine lên tiếng về việc vùng Donbass trưng cầu

Theo Kiều Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
Đó là những diễn biến chính trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine trong ngày 21/9.

Tổng thống Nga yêu cầu cung cấp vũ khí cho quân đội càng sớm càng tốt: Tổng thống Nga V.Putin nhấn mạnh rằng, trước tình hình, thách thức và đe dọa mà đất nước đang phải đối mặt, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đang làm việc với chế độ căng thẳng, cường độ cao. Vì vậy, trong buổi làm việc ngày 20/9, ông đề nghị tập trung vào những vấn đề cụ thể nhất, cấp bách nhất, đó là tổ chức, tài chính và công nghệ. Trước hết, là thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc cung cấp vũ khí, trang bị và đạn dược cho quân đội, chủ yếu là cho các đơn vị và tiểu đơn vị tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt.

Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tổng thống Putin nói: "Các tổ chức thuộc tổ hợp công nghiệp - quốc phòng cần đảm bảo cung cấp vũ khí và thiết bị cần thiết cho quân đội càng sớm càng tốt”. Đồng thời, theo ông, các vũ khí Nga sử dụng ở đó cho thấy hiệu quả cao trong việc chống lại các đội hình chủ nghĩa dân tộc và cũng giúp giảm thiểu tổn thất về nhân sự.

Nga nói xung đột ở Ukraine hiện không thể giải quyết qua đàm phán: Cuộc xung đột ở Ukraine không thể giải quyết thông qua đàm phán trong tình hình hiện tại, Interfax dẫn lời người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay. Khi được hỏi liệu có con đường nào hướng tới một giải pháp ngoại giao hay không, ông Peskov đã trả lời rằng, "hiện nay, không thể tìm thấy một triển vọng như vậy".

Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhie trưng cầu ý dân về gia nhập Nga và phản ứng của phương Tây: Ngày 20/9, lãnh đạo Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk, cũng như các vùng Kherson và Zaporozhie đã quyết định tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân về việc gia nhập LB Nga. Trong khi đó, phía Ukraine tuyên bố sẽ tiếp tục giải phóng các vùng lãnh thổ của mình.

Phản ứng trước thông báo trên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã gọi những động thái này là phi pháp và kêu gọi "cộng đồng quốc tế" hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine. Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng cũng có cùng quan điểm với ông Stoltenberg khi gọi những cuộc trưng cầu dân ý là "sự xúc phạm các nguyên tắc chủ quyền và thống nhất lãnh thổ". Trong khi đó, EU đe dọa sẽ áp lệnh trừng phạt mới lên Nga sau khi các khu vực LPR, DPR, Kherson và Zaporizhzhia thông báo về các cuộc trưng cầu dân ý.

Tổng thống Ukraine lên tiếng về việc vùng Donbass trưng cầu gia nhập Nga: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lưu ý rằng một trong những nhiệm vụ hiện tại của đất nước là hỗ trợ nhiều hơn cho các lực lượng vũ trang của Ukraine. Tổng thống Zelensky cho biết, lập trường và mục tiêu của Kiev sẽ không thay đổi bất chấp thông báo về các cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về việc gia nhập Nga của các nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk, các vùng Kherson và Zaporizhia.

Thủ tướng Tây Ban Nha nói Nga đang chiến tranh với toàn bộ EU: Nga không chỉ chiến tranh với Ukraine mà còn với toàn bộ Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn với Politico ngày 20/9.

Ông Sanchez cho rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đang thất bại và cuộc chiến này chỉ khiến EU mạnh hơn. Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Thủ tướng Tây Ban Nha cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sử dụng "năng lượng làm vũ khí" vì "ông ấy cảm thấy bị đe dọa bởi các giá trị của EU".

Đánh giá về hiệu quả lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga: Trong cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây hiện nay, rất khó đánh giá hiệu quả lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga, chưa kể đây còn là con dao 2 lưỡi, có thể phản lại chính phương Tây.

Ukraine tiết lộ “công thức đánh bại Nga” và thời điểm dừng yêu cầu hỗ trợ vũ khí: Kiev sẽ không yêu cầu vũ khí từ phương Tây chỉ sau khi Ukraine giành ưu thế trước Nga, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba khẳng định, đồng thời cho biết các đợt cung cấp vũ khí này là một phần trong "công thức để đánh bại" Nga.

"Thỉnh thoảng tôi được hỏi khi nào chúng tôi nhận được đủ vũ khí. Tôi luôn nói rằng, số lượng vũ khí chỉ đủ sau khi Ukraine giành chiến thắng. Cho tới lúc đó, chúng tôi sẽ yêu cầu nhiều vũ khí hơn", ông Kuleba cho hay.

Ngoại trưởng Ukraine cũng nhấn mạnh cuộc phản công của Ukraine gần đây ở khu vực Kherson đã cho thấy sự kết hợp giữa "khả năng chịu đựng" của quân đội Ukraine và vũ khí do phương Tây cung cấp là "công thức để đánh bại Nga" trên chiến trường. Nga khẳng định nước này rút quân khỏi một số khu vực để tái tổ chức lực lượng và tăng cường sức mạnh ở khu vực Donbass.

Tổng thống Serbia dự báo thế giới đối mặt rủi ro xung đột toàn cầu trong vài tháng tới: Thế giới đang đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc xung đột trên quy mô toàn cầu chưa từng thấy kể từ Thế chiến II trong một vài tháng tới, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nhận định ngày 20/9.

Ông cho rằng: "Với những nước nhỏ như chúng tôi, chúng tôi chỉ muốn đảm bảo an ninh và an toàn cho người dân của mình nhưng điều đó không dễ dàng. Tôi dự đoán, các mối quan hệ sẽ trở nên phức tạp hơn, không chỉ giữa phương Tây và Nga mà còn giữa phương Tây và Trung Quốc".

Tổng thống Joe Biden chính thức đề cử đại sứ Mỹ mới ở Nga: Tổng thống Joe Biden đã chính thức đề cử bà Lynne Tracy, đại sứ Mỹ tại tại Armenia làm đại sứ Mỹ tại Nga. Bà Lynne Tracy từng là cố vấn cấp cao về Nga tại bộ phận phụ trách các vấn đề châu Âu và Âu-Á ở Bộ Ngoại giao Mỹ và có thời gian làm Phó Đại sứ Mỹ tại Nga. Bà Lynne Tracy cũng từng đảm nhiệm nhiều vị trí ở Trung và Nam Á.

NATO khẳng định không gây chiến với Nga: Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO Robert Bauer cho biết, NATO sẽ không tiến hành cuộc chiến chống lại Nga ngay cả khi liên minh đang hỗ trợ Ukraine với số lượng vũ khí lớn để đẩy lùi lực lượng Moscow trên chiến trường. Theo ông Bauer, trong khi Ukraine là bên quyết định cuộc xung đột sẽ kết thúc như thế nào, một trong những mục tiêu chính của NATO là bảo vệ chủ quyền của Ukraine. Quan chức NATO cho rằng mục tiêu ngắn hạn là Ukraine nên giành lại phần lãnh thổ mà lực lượng Nga đã kiểm soát từ ngày 24/2.

Thế khó của Hungary trong mối quan hệ với EU và Nga: Căng thẳng giữa Hungary và giới chức Liên minh châu Âu (EU) thời gian qua đã trở nên trầm trọng hơn, do Thủ tướng nước này Viktor Orban chỉ trích chính sách của EU đối với cuộc xung đột tại Ukraine.

Tổng thống Putin ký sắc lệnh tổng động viên một phần tại Nga: Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/9 đã ký sắc lệnh tổng động viên một phần ở Nga.

"Trong tình hình này, tôi nghĩ cần phải đưa ra những quyết định sau đây. Đó là những quyết định phù hợp với những mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt. Theo đó, chúng bao gồm: bảo vệ đất mẹ, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ; đảm bảo an ninh cho người dân của chúng ta cũng như người dân tại các khu vực được giải phóng. Tôi nghĩ cần phải ủng hộ đề xuất của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu về việc tiến hành lệnh tổng động viên một phần ở Liên bang Nga", Tổng thống Putin thông báo.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hôm 21/9 cũng tuyên bố tổng cộng 30 vạn lính dự bị động viên của Nga sẽ được huy động cho "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu, đây là một phần trong chương trình động viên toàn quốc ở cấp độ một phần. Ông cho biết thêm, Nga có “nguồn dự bị động viên khổng lồ”.

Bộ trưởng Shoigu nói gần 6.000 binh sỹ Nga đã thiệt mạng ở Ukraine: Hãng tin RT dẫn tuyên bố của ông Shoigu cho biết, Nga đã mất 5.937 binh sỹ trong cuộc chiến với Ukraine tuy nhiên số binh sỹ mà Ukraine mất thậm chí còn cao hơn gấp 10 lần. Đây là lần đầu tiên Nga công bố tổn thất trong chiến dịch quân sự kể từ cuối tháng 3 vừa qua. Ở thời điểm đó Bộ Quốc phòng Nga cho biết số quân nhân thiệt mạng là 1.351 người.

Tổng thống Putin tuyên bố sẽ sử dụng mọi phương tiện để bảo vệ Nga: Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra đánh giá về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ngày 21/9 rằng "những người cố gắng tống tiền chúng tôi bằng vũ khí hạt nhân nên biết rằng gió có thể đổi chiều". Thông báo về lệnh động viên một phần nhằm tăng cường lực lượng ở Ukraine, Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga có thể "sử dụng các phương tiện phá hủy khác nhau".

"Tôi muốn nhắc lại rằng chúng tôi có các phương tiện phá hủy khác nhau và một số phương tiện hiện đại hơn cả các phương tiện của NATO. Nếu sự thống nhất lãnh thổ của chúng tôi bị đe dọa, chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng mọi phương tiện sẵn có để bảo vệ nước Nga và người dân", Tổng thống Putin tuyên bố.

Vũ khí mới có thể trở thành cơn đau đầu đối với Ukraine ở Kharkiv: UAV Iran mặc dù không tiên tiến như các hệ thống tương tự của Mỹ, Anh, Israel, Trung Quốc và cả Nga, nhưng có thể đem lại sự khó chịu về mặt chiến thuật cho lực lượng mặt đất của Ukraine.

Ý nghĩa tuyên bố động viên của Nga trong bối cảnh xung đột Ukraine: Như nhiều dự đoán trước đây, Tổng thống Nga Putin cuối cùng đã tuyên bố thực hiện động viên một phần lực lượng dự bị trên toàn quốc. Đây là một bước phát triển mới đáng chú ý trong xung đột giữa Nga và Ukraine.

Nga tuyên bố ngăn chặn mọi nỗ lực tấn công của Ukraine ở phía Nam: Nga đã ngăn chặn tất cả nỗ lực của Ukraine nhằm thực hiện cuộc tấn công ở phía Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho hay ngày 21/9, đồng thời khẳng định Moscow đã gây ra những tổn thất nặng nề cho quân đội Ukraine trong những tuần gần đây./.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.