Nga thấm đòn vì giúp Trung Quốc phát triển vũ khí

Những vụ bán vũ khí thất bại, những vũ khí bị Trung Quốc sao chép đã khiến Nga thấm đòn vì chương trình hợp tác phát triển vũ khí của mình. 

Theo số liệu thống kê được tờ Kommersant công bố cho thấy, 70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga, đây là kết luận về chương trình phát triển vũ khí gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc.

Nga tham don vi giup Trung Quoc phat trien vu khi 
Tăng Type 96 của Trung Quốc.

Những sản phẩm đình đám mà Trung Quốc sao chép từ Nga tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt giữa 2 nước về quyền sở hữu trí tuệ khiến Nga phải nhận trái đắng.

Và tiêm kích J-11B chính là sản phẩm sao chép gây nhiều tranh cãi nhất giữa Nga - Trung sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chưa được 100 chiếc trong số lượng thỏa thuận 200 chiếc giữa đôi bên, Trung Quốc đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và sao chép thành J-11B.

Việc "chế biến" thành công Su-27 thành J-11 B đã tạo nhiều tiền đề cho Trung Quốc tiếp tục phát triển ngành công nghiệp quốc phòng gây tranh cãi. Trung Quốc đã mua được từ Nga 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Sau đó, Trung Quốc đã tạo phiên bản song sinh của tiêm kích này thành J-16.

Đến tháng 6/2012, mẫu tiêm kích J-16 xuất hiện bên ngoài nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích quân sự thế giới. Thật khó để phân biệt sự khác nhau giữa Su-30MKK của Nga và J-16 của Trung Quốc.

Bản sao tiếp theo khiến Nga nhận trái đắng là hệ thống phòng không tầm xa HQ-9. Ban đầu, hệ thống tên lửa phòng không này được phát triển dựa trên tên lửa phòng không Patriot của Mỹ mà Trung Quốc tìm hiểu được từ một bên thứ 3 bí mật. Tuy nhiên, tính năng của hệ thống này khá hạn chế và không đáp ứng được các tiêu chuẩn của tên lửa phòng không hiện đại.

Đến những năm 1990, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận mua 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1. Đây là hệ thống tên lửa phòng không được đánh giá hàng đầu thế giới hiện nay. Ngay lập tức các kỹ sư Trung Quốc đã mổ xẻ S-300 để nghiên cứu.

Và biến thể HQ-9A sao chép S-300 đã xuất hiện biến nó thành đứa con lai “Nga - Mỹ” HQ-9 A có hình dáng xe phóng và ống phóng, tên lửa giống y hệt S-300 của Nga trong khi đó nó lại sử dụng kiểu dẫn đường tương tự như Patriot của Mỹ.

Ngoài việc sao chép trực tiếp từ những nguyên mẫu có được từ Nga, Trung Quốc còn bị tố tiến hành sao chép bằng gián điệp công nghiệp.

Theo Military Factory cho biết, sau một thời gian dài không thuyết phục được Moscow bán tiêm kích trên hạm Su-33, Trung Quốc đã lặn lội sang “cầu cạnh” Ukraine bán mẫu T-10K của Su-33 mà nước này đang nắm giữ.

Trong lúc kinh tế đang khó khăn lại được Trung Quốc trả một đống tiền cho một mẫu tiêm kích đang nằm không thật khó để Ukraine từ chối nó. Không ngoài tính toán của người Nga, không lâu sau đó, mẫu thử nghiệm tiêm kích trên hạm do Trung Quốc sản xuất đã xuất hiện với tên gọi J-15.

Nga tham don vi giup Trung Quoc phat trien vu khi 
Dù xuất hiện nhiều thông tin Nga hỗ trợ Trung Quốc phát triển chiến hạm Type 054A nhưng Moscow chưa một lần thừa nhận.

Tiếp theo là bản sao tên lửa gây tranh cãi của Trung Quốc dù nó mới trên mô hình, đó là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.

Lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm quốc phòng IDEX-2013 tại Dubai, UAE, tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của giới quân sự thế giới.

M20 thu hút sự quan tâm của dư luận không phải đặc tính kỹ thuật ưu việt của nó mà vì nó giống tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander của Nga một cách kỳ lạ.

Dù nhà sản xuất Trung Quốc khẳng định M20 chính là sản phẩm nước này tự nghiên cứu chế tạo, tuy mới chỉ xuất hiện ở dạng mô hình nhưng điều đó cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã sẵn sàng để cho ra đời một biến thể Iskander "made in China".

Từ những phiên bản vũ khí được sao chép từ Nga đã khiến Nga thấm đòn trên thị trường vũ khí quốc tế. Hồi năm 2011, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga - ông Konstantin Makienko cho biết, nghành công nghiệp xuất khẩu xe tăng của Nga đã bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi chương trình vũ khí gây tranh cãi của Trung Quốc.

Ngay cả tăng chiến đấu VT1A của Trung Quốc cũng "qua mặt" chiếc T-90 để thâm nhập thị trường Ma-rốc. Bộ Quốc phòng quốc gia châu Phi này đã đặt mua của Trung Quốc 150 tăng VT1A. Quả là trái đắng đối với Nga, vì VT1A chính là chiếc tăng được cải tiến trên nền tảng loại T-72 của Nga và có tính năng tương đương với chiếc T-80UM2.

Ngoài ra, Trung Quốc đang tích cực mời chào xuất khẩu loại tăng giá rẻ Type 96 và trong tương lai gần sẽ có thêm loại Type 99 thiết kế dựa trên chiếc VT1A/MBT 2000. Nói một cách khác, Trung Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu. Nếu muốn tăng rẻ, xin mời mua VT1A hay loại Type 96, còn muốn chất lượng hơn, xin mời mua Type 99.

Theo Báo Đất Việt

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.