Nghệ An chuẩn bị phương án mở lại các chợ đủ điều kiện phòng chống dịch bệnh

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Công văn hỏa tốc số 6215 ngày 26/8/2021 gửi Sở Công Thương, Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố, thị xã về việc chuẩn bị mở lại các chợ đủ điều kiện trong thời gian thực hiện cách ly xã hội theo quy định tại Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn toàn tỉnh, hiện nay có một số chợ đang tạm thời dừng hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Để chuẩn bị sẵn sàng mở cửa hoạt động trở lại phục vụ nhu cầu của nhân dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long giao:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, thị xã:

- Chỉ đạo Ban quản lý các chợ trên địa bàn căn cứ Công văn số 4728/BCTTTTN ngày 05/8/2021 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời  và mở cửa trở lại sau thời gian tạm thời đóng cửa để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg để triển khai xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh.

Các chợ phải đủ điều kiện công tác phòng chống dịch bệnh thì mới mở cửa hoạt động trở lại. Ảnh: Tiến Đông
Các chợ phải đủ điều kiện công tác phòng chống dịch bệnh thì mới mở cửa hoạt động trở lại. Ảnh: Tiến Đông
- Tổ chức thẩm định, đánh giá các phương án, kế hoạch phòng chống dịch bệnh của các chợ nói trên; khi đủ điều kiện thì mới có quyết định mở cửa hoạt động trở lại.

2. Sở Công Thương, Sở Y tế:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra kiểm soát và kiên quyết xử lý những chợ mở cửa hoạt động khi chưa đảm bảo các điều kiện, phương án phòng  chống dịch Covid-19 theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng.

Theo Công văn số 4728/BCT-TTTN của Bộ Công Thương, để được phép trở lại hoạt động, các chợ phải đáp ứng các điều kiện: 100% tổ chức, cá nhân quản lý chợ, người bán hàng, người lao động tại chợ (Người làm việc tại chợ) đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin; người làm việc tại chợ (trước khi quay trở lại làm việc) phải được xét nghiệm (bằng phương pháp PCR) và có kết quả Âm tính còn hiệu lực. Chợ được vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ chợ và xung quanh chợ theo quy định.

Người làm việc tại chợ phải khai báo y tế hàng ngày; không đi làm việc nếu có một trong các triệu chứng như: Mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế; tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà, trước khi đến nơi làm việc, nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở… phải báo cho đơn vị quản lý chợ, y tế địa phương để được tư vấn và xử lý theo quy định.

Người mua, bán tại chợ phải khai báo y tế trước khi vào chợ (bằng mã QRCode hoặc thẻ ra vào chợ…); tổ chức đo thân nhiệt tại khu vực cửa vào chợ; sát khuẩn tay; đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định.

Tại các chợ phải bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch đối với khách hàng, bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; bố trí khu vực xếp hàng vào chợ có kẻ vạch giãn cách giữa các khách hàng theo quy định.

Các xe vận chuyển hàng hóa ra vào chợ phải có nhật ký hành trình di chuyển để cơ quan chức năng kiểm tra khi cần thiết; cài đặt Bluezone, phần mềm khai báo y tế. Riêng đối với chợ đầu mối, bố trí khu vực Test nhanh tại chợ (nếu có thể), bán hoặc cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho phòng chống dịch tại chợ.

Bố trí số điện thoại hotline 24/24 để tiếp nhận và hỗ trợ liên quan đến công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, đánh giá lại và đạt xếp loại đánh giá nguy cơ: Thực hiện tốt, ít nguy cơ lây nhiễm (từ 80-100 điểm) theo Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế.

Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg được ban hành kèm theo Công văn số 5858/BYT-MT.

Đối với Đơn vị Quản lý chợ

1. Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch (PCD)

2. Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách công tác PCD.

3. Ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về PCD

4. Tổ chức mua hàng theo một chiều.

5. Cung cấp đầy đủ khẩu trang; yêu cầu khai báo y tế hàng ngày (mã QR điểm kiểm dịch/Bluezone/giấy); thực hiện 5k.

6. Đo thân nhiệt tại cửa chợ; bố trí biển báo quy định PCD; nước sát khuẩn tay; khu vực xếp hàng có kẻ vạch giãn cách; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ, kiểm soát mật độ người vào chợ

7. Bố trí phòng/khu vực cách ly theo quy định.

8. Bố trí khu vực giao nhận hàng hóa; khử khuẩn phương tiện giao nhận nếu cần thiết; hạn chế tiếp xúc giữa người giao và nhận hàng.

9. Không bố trí làm việc và yêu cầu không đi làm đối với người có một trong các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu mọi người tự theo dõi sức khỏe tại nhà và báo cho đơn vị quản lý, y tế khi có một trong cac triệu chứng nghi ngờ.

10. Tại các cửa hàng, gian hàng: Thực hiện giãn cách, bố trí vách ngăn; giảm số người làm việc

11. Bố trí thùng đựng chất thải có nắp đậy; khu vực rửa tay, nhà vệ sinh có đủ nước sạch, xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay.

12. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn.

13. Yêu cầu hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về PCD.

14. Giảm số lượng người tại chợ.

15. Xử trí khi có người có các triệu chứng.

16. Truyền thông về việc thực hiện các biện pháp PCD.

17. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm

Đối với Hộ kinh doanh:

1. Chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, tuân thủ việc sắp xếp bảo đảm khoảng cách, qui định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.

2. Ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về PCD và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

3. Quản lý thông tin người lao động/làm việc, người bán hàng, yêu cầu thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.

4. Đảm bảo các yêu cầu PCD: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, thông thoáng, khoảng cách, có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi cần thiết

5. Thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu.

6. Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách

7. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm

8. Bản thân thực hiện các biện pháp PCD như hướng dẫn với người bán hàng.

Đối với khách hàng và người lao động:

1. Không đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly.

2. Khai báo y tế hàng ngày. Thực hiện Thông điệp 5K

3. Thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng

4. Đảm bảo an toàn PCD khi di chuyển đến chợ và ngược lại.

5. Người lao động ký cam kết thực hiện, tuân thủ qui định, hướng dẫn PCD và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm

6. Khách hàng đi chợ theo đúng ngày được qui định và nộp Thẻ vào chợ tại cổng.

Đối với UBND các cấp

1. Sắp xếp, bố trí quầy hàng phù hợp, giảm số lượng khách trong cùng thời điểm, thực hiện 5K, hạn chế tiếp xúc gần.

2. Phân chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bàn.

3. Bố trí cán bộ hướng dẫn người dân đảm bảo biện pháp PCD.

4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, phổ biến cho các đơn vị quản lý chợ về các yêu cầu, quy định PCD.

5. Tổ chức truyền thông về các yêu cầu, quy định PCD.

6. Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh định kỳ hàng tuần cho người lao động.

7. Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát.

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.