Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh - Ngoại giao vì con người

Theo Hồ Điệp (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
"Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại".
Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7/1957. Ảnh tư liệu
Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7/1957. Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chính trị lỗi lạc, danh nhân văn hóa và còn là nhà ngoại giao xuất sắc. Tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự kết tinh truyền thống của dân tộc và tinh hoa của nhân loại, trong đó ngoại giao nhân dân là một “binh chủng” đa kênh và đa năng quan trọng, cùng với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nền ngoại giao tổng hợp của quốc gia.

Phong cách ứng xử tài tình của Người trong hoạt động đối ngoại đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như phong trào đấu tranh cho nền hòa bình chung của nhân loại. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại".

Vào dịp sinh nhật Người, mỗi người dân đất Việt, ai cũng có những cảm xúc rất đặc biệt với Bác, không chỉ vì Người là vị lãnh tụ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà hơn cả là hình ảnh thân thương, sự giản dị thân tình ấm áp của Người khi còn sống đã dành cho chúng ta.

Là người từng công tác trong ngành ngoại giao (người phát ngôn Bộ Ngoại giao) và nay là lĩnh vực thông tin đối ngoại, ông Lê Hải Bình, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên Giáo Trung ương đã được nghe, được học nhiều điều, nhiều câu chuyện về Người.

Ngoại giao và tuyên truyền là hai ngành khó khăn và phức tạp

“Đối với mỗi người dân Việt Nam thì Bác Hồ luôn là một hình ảnh vừa vĩ đại mà vừa gần gũi, những mẩu chuyện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đều mang đến cho chúng ta những bài học quý giá. Riêng tôi rất vinh dự và tự hào được công tác trong hai ngành đã được Bác Hồ kính yêu sáng lập, rèn luyện và luôn luôn quan tâm. Người cũng trực tiếp hoạt động trong hai lĩnh vực này cho đến những năm tháng cuối đời của mình, thậm chí trong thời gian bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước, ngay từ thời gian đó, Bác Hồ của chúng ta đã thực hiện hoạt động đối ngoại và hoạt động thông tin đối ngoại một cách chủ động thường xuyên và luôn luôn vì lợi ích của đất nước. Ở ngành ngoại giao chúng tôi luôn nhớ mãi lời dạy của Bác, đó là: Thực lực là cái chiêng, còn ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to thì tiếng mới lớn. Điều này thể hiện rất rõ quan điểm của Người về mối tương quan chặt chẽ giữa công tác ngoại giao với thế và lực của đất nước”- ông Lê Hải Bình chia sẻ.

Ông Lê Hải Bình, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên Giáo Trung ương. Ảnh: TTXVN
Ông Lê Hải Bình, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên Giáo Trung ương. Ảnh: TTXVN

Đối với công tác tuyên giáo, ông Lê Hải Bình cho biết, Người đã dặn dò giản dị, bỏ qua mọi lý luận rườm rà để định nghĩa: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm, nếu không đạt được mục đích đó thì đó là tuyên truyền thất bại”. Người cũng nói rằng, nhiệm vụ của công tác tuyên huấn có hai mặt, một mặt là mưu lợi ích cho đồng bào, mặt khác là tránh tệ hại cho đồng bào. Có thể nói, ngoại giao và tuyên truyền đều là hai ngành khó khăn và phức tạp nhưng có lẽ chỉ cần ghi nhớ lời dạy của Bác là có được kim chỉ nam, cẩm nang trong mọi hoạt động. Nhìn rộng ra trên mọi lĩnh vực, mọi vấn đề Bác đều nhấn mạnh mục tiêu tối thượng là vì nhân dân và gốc là ở đạo đức của cán bộ.

Phẩm chất của một thứ văn hóa tương lai

Chủ tịch Hồ Chí Minh là cái tên không chỉ được người dân Việt Nam kính trọng mà còn là sự ngưỡng mộ, trân quý của bạn bè năm châu trên thế giới. Việt Nam - Hồ Chí Minh luôn được người dân Ai Cập, Bắc Phi nhắc tới với sự ngưỡng mộ và kính trọng. Một dân tộc bị đô hộ, áp bức, bóc lột đã đứng lên đấu tranh giành độc lập, và sau hơn 40 năm đã vươn mình trở thành một con hổ kinh tế ở Đông Nam Á. Điều đó càng khiến họ thêm yêu quý Việt Nam và tôn kính Hồ Chủ tịch. Nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu cho biết ngay cả kẻ thù của Bác cũng dành những lời tôn trọng nhất cho Người.

Theo ông Lê Hải Bình, điều khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thu hút người đối diện, bất kể đó là ai, chính trị gia hay nông dân, thậm chí có khi là kẻ thù là những phẩm chất của một thứ văn hóa tương lai: “Năm 1923, nhà báo và nhà thơ Liên Xô Ô. Manđenxtam đã gặp Bác Hồ mà khi ấy vẫn đang là chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc, đã có nhận xét: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải là văn hóa Á châu mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương’’- ông Lê Hải Bình chia sẻ.

Có lẽ với những phẩm chất của một thứ văn hóa tương lai đó khiến cho bất cứ ai đối diện, giao tiếp, tiếp xúc với Bác, kể cả là kẻ thù và đối thủ thì cũng đều dành sự tôn trọng nhất đối với Người. Bây giờ suy nghĩ lại thì có lẽ chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh mang trong mình một tư tưởng, một văn hóa mang tính toàn cầu, mang tính nhân loại rất là nhân văn, rất là nhân ái. Về biểu hiện bên ngoài thì Người lúc nào cũng rất giản dị hòa đồng, ứng xử lịch thiệp, từ cái ứng xử đó toát lên sự tri thức nhưng cũng rất gần gũi. Có lẽ vì vậy mà Người dành được sự tôn trọng của bất cứ ai khi tiếp xúc với mình”.

Nhiều tài liệu, nhân chứng và hồi ký của các chính trị gia, nhà sử học và các chính giới ở cả trong nước và quốc tế đều nhắc tới Bác với yếu tố đầu tiên đó là: Người giản dị, tự nhiên, gần gũi và chân tình, giản dị mà lại sang trọng, lịch thiệp, gần gũi, hòa nhã nhưng mà vẫn đảm bảo sự nguyên tắc.

Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh - Ngoại giao vì con người ảnh 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12-7-1955. Ảnh tư liệu

Phong cách giao tiếp giàu giá trị văn hóa

Về phong cách giao tiếp, ông Lê Hải Bình cho rằng, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác luôn thể hiện phong cách giao tiếp rất giản dị, rất gần gũi, cởi mở, tế nhị và chu đáo với tất cả mọi người. Có thể nói, trên thế giới hiếm có một nhà lãnh đạo nào mà có phong cách giao tiếp giàu giá trị văn hóa như Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Bác nói: “Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng thì ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách của người ta”.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò rất gần gũi của Người nhận xét Chủ tịch Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, sáng chói mà không choáng ngợp, gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu. Chính nét văn hóa giản dị gần gũi cởi mở mà tế nhị đó đã làm cho tất cả mọi người dù cho khác nhau về địa vị, thành phần xuất thân, mục đích, điều kiện hoàn cảnh giao tiếp nhưng đã tiếp xúc với Bác thì đều có chung cảm nhận về sự tôn trọng, tôn kính, bởi sức cảm hóa lớn xuất phát từ đạo đức nhân cách của Người và cả phép ứng xử đầy văn hóa của Người.

Bác Hồ suốt đời gắn bó với nhân dân

Bác Hồ suốt đời gắn bó với nhân dân

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nhân dân, thấu hiểu sâu sắc tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân nên suốt đời Bác quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân.

Theo ông Lê Hải Bình, cái cốt lõi trong nghệ thuật ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở chỗ: “Thứ nhất, Người luôn xác định làm gì, tiếp xúc ngoại giao những gì thì đều luôn đặt lợi ích đó gắn liền với lợi ích của nhân dân - đây là điều luôn nhất quán. Thứ hai, trong ứng xử, Người luôn ứng xử một cách nhân văn và văn hóa. Thứ ba, Người luôn khéo trong việc định vị đối tượng giao tiếp để từ đó có những cách thức phù hợp và đúng mực, khiến cho người ta phải tâm phục khẩu phục”.

Nhiều nhà ngoại giao, nhà lịch sử và chính trị gia đã nói về ứng xử ngoại giao của Bác, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa dân tộc với sự am tường phong tục tập quán của các dân tộc trên thế giới để tạo thành nghệ thuật ứng xử ngoại giao. Cuộc đời Bác bôn ba qua nhiều nước khác nhau và đặc biệt là mỗi khi đến đâu thì Người đều lưu ý học hỏi tìm tòi đặc trưng văn hóa của nơi mà mình đến. Vì vậy, Bác có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, về tâm lý, về ngôn ngữ phong tục tập quán của sách nhiều dân tộc, cả ở phương Đông và phương Tây.

Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh - Ngoại giao vì con người ảnh 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xem triển lãm thành tựu kinh tế của Triều Tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng ngày 9/7/1957, trong chuyến thăm hữu nghị CHDCND Triều Tiên từ ngày 8-12.7.1957. Ảnh: TTXVN.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho biết, tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự kết tinh truyền thống của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Trong đó ngoại giao nhân dân là một binh chủng đa kênh và đa năng quan trọng, cùng với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nguồn ngoại giao tổng hợp của quốc gia.

Đề cập đến sự vận dụng của ngoại giao nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ông Lê Hải Bình cũng cho biết, Bác có hệ thống tư tưởng về ngoại giao rất sâu sắc, trong đó tư tưởng ngoại giao nhân dân chiếm vị trí rất quan trọng: “Trước khi thành lập Đảng, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã hoạt động về đối ngoại và đó chính là đối ngoại nhân dân. Ngay khi Bác đưa ra bản yêu sách của nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Versailles thì đó là ngoại giao nhân dân. Người từng nói “Ngoại giao không phải là việc riêng của các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán mà còn là của các tổ chức khác như Ngoại thương, Văn hóa, Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn,…” Đây là quan điểm xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta đã được Người nâng lên là sự nghiệp cách mạng nói chung, việc ngoại giao nói riêng là của nhân dân”.

Trong kháng chiến chống Pháp, Người luôn luôn nhấn mạnh “Chúng tôi muốn hòa bình ngay, để máu người Pháp và người Việt ngừng chảy. Những dòng máu đỏ đó chúng tôi đều quý như nhau”. Trong kháng chiến chống Mỹ, Người nói rằng “Nhân dân Mỹ từ trong đánh ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào, hai bên giáp công mạnh mẽ thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua. Nhân dân Việt – Mỹ nhất định sẽ thắng. Đó sẽ là thắng lợi vẻ vang của mặt trận thống nhất nhân dân hai nước và cũng là thắng lợi chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình chính nghĩa”.

Ông Lê Hải Bình kết luận: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngoại giao cũng được ứng dụng rất nhuần nhuyễn. Ngay trong thời kỳ Covid, chúng ta đã có những ứng xử rất trách nhiệm và nhân văn giữa các hội hữu nghị như hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó thắt chặt được tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, chuyển hóa thành sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Đường lối đối ngoại của Việt Nam với thế giới thể hiện truyền thống nhân văn xưa nay của con người Việt Nam mà Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện đường lối ngoại giao nhân văn đó. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói “nhân dân ta có truyền thống nhân nghĩa, lá lành đùm lá rách”. Truyền thống này không chỉ được thể hiện qua những điều tử tế trong lòng đất nước Việt Nam mà còn thể hiện giữa dân tộc ta với nhân dân thế giới.

Ngoại giao Hồ Chí Minh – ngoại giao con người chính là sự kết hợp chọn lọc giữa chủ nghĩa yêu nước, văn hóa dân tộc và truyền thống ngoại giao Việt Nam, mang lại bản sắc riêng cho ngoại giao Việt Nam. Ngoại giao con người theo phong cách Hồ Chí Minh chính là hiểu người khác, chia sẻ với người khác để họ hiểu mình hơn.

Văn hóa Việt Nam hiện hữu trong nền ngoại giao Việt Nam là tính hòa hiếu và nhân nghĩa, là bản chất hòa bình và khoan dung, là sự ứng xử tinh tế, linh hoạt và mềm dẻo nhưng kiên định theo nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tất cả vì lợi ích của dân tộc. Thế giới ca ngợi phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vì không những Người là một biểu tượng mẫu mực về đạo đức mà phong cách ngoại giao của Người là tấm gương cho lãnh đạo các nước và giới chính khách học tập./.

Mỗi kỷ vật là một câu chuyện xúc động về Bác Hồ

Mỗi kỷ vật là một câu chuyện xúc động về Bác Hồ

(Baonghean) - Ẩn chứa đằng sau mỗi kỷ vật là một câu chuyện xúc động về cuộc đời, đạo đức cao đẹp, nhân cách lớn lao mà bình dị của Bác. Đó thực sự là những tài sản vô giá để cháu con hôm nay tiếp tục học tập, làm theo tấm gương của Người.

tin mới

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

(Baonghean.vn) - Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt… là những thông tin nổi bật ngày 24/4.

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; Sở Nội vụ; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. 

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa nắng nóng; Thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; Tối nay (18/4), Cửa Lò chính thức khai trương mùa du lịch 2024…