Bác Hồ với quê hương Nghệ An

Ngôi nhà ông bà ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thành Cường, Thành Chung 11/06/2024 16:36

Gia đình ông Hoàng Xuân Đường - ông ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một gia đình nhà nho khá giả, có tấm lòng nhân ái bao dung; ông là người uyên thâm về Hán học, bà Nguyễn Thị Kép là người phụ nữ nhân hậu đảm đang, thuộc nhiều làn điệu dân ca xứ Nghệ.

quê ngoại Bác Hồ 1
Gia đình ông Hoàng Xuân Đường là một gia đình nhà nho khá giả, có tấm lòng nhân ái bao dung. Ông là người uyên thâm về Hán học, bà Nguyễn Thị Kép là người phụ nữ nông thôn nhân hậu đảm đang, thuộc nhiều làn điệu dân ca xứ Nghệ.
Ngôi nhà ông Hoàng Xuân Đường và bà Nguyễn Thị Kép gồm có năm gian. Ba gian ngoài dùng làm nơi dạy học và nghỉ ngơi của ông Hoàng Xuân Đường. Hai gian trong là nơi sinh hoạt của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Ngôi nhà ông Hoàng Xuân Đường và bà Nguyễn Thị Kép gồm có năm gian. Ba gian ngoài dùng làm nơi dạy học và nghỉ ngơi của ông Hoàng Xuân Đường. Hai gian trong là nơi sinh hoạt của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Ngôi nhà ông bà ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh 3
Ảnh: Thành Cường
Bộ phản gỗ ở gian thứ nhất là nơi ông Hoàng Xuân Đường dạy học. Học trò của ông chủ yếu là con em nhân dân lao động quanh vùng. Ảnh: Thành Cường
Bộ phản gỗ ở gian thứ nhất là nơi ông Hoàng Xuân Đường dạy học. Học trò của ông chủ yếu là con em nhân dân lao động quanh vùng. Ảnh: Thành Cường
Gian thứ tư là căn buồng có đặt một chiếc giường nhỏ, nơi nghỉ của bà Nguyễn Thị Kép. Gian thứ năm phía ngoài có đặt một chiếc giường nhỏ là nơi nghỉ ngơi của hai người con gái. Phía trong có chiếc khung cửi dệt vải, ở khoảng giữa tiếp giáp hai gian là chiếc tủ đựng đồ dùng của gia đình. Nơi đây, bà Nguyễn Thị Kép đã kèm cặp dạy dỗ hai cô con gái biết yêu lao động và khéo léo trong nghề nuôi tằm quay tơ dệt vải. Ảnh: Thành Cường
Gian thứ tư là căn buồng có đặt một chiếc giường nhỏ, nơi nghỉ của bà Nguyễn Thị Kép. Gian thứ năm phía ngoài có đặt một chiếc giường nhỏ là nơi nghỉ ngơi của hai người con gái. Phía trong có chiếc khung cửi dệt vải, ở khoảng giữa tiếp giáp hai gian là chiếc tủ đựng đồ dùng của gia đình. Nơi đây, bà Nguyễn Thị Kép đã kèm cặp dạy dỗ hai cô con gái biết yêu lao động và khéo léo trong nghề nuôi tằm quay tơ dệt vải. Ảnh: Thành Cường
Vào dịp đầu Xuân Mậu Dần (1878) ông Hoàng Xuân Đường khi đi chúc Tết tại Làng Sen thấy một cậu bé chăn trâu đang mải mê đọc sách, cảnh tượng này làm cho ông vô cùng xúc động. Tìm hiểu gia cảnh biết cậu bé là Nguyễn Sinh Sắc con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy ở Làng Sen. Ảnh: Thành Cường
Vào dịp đầu Xuân Mậu Dần (1878) ông Hoàng Xuân Đường khi đi chúc Tết tại Làng Sen thấy một cậu bé chăn trâu đang mải mê đọc sách, cảnh tượng này làm cho ông vô cùng xúc động. Tìm hiểu gia cảnh biết cậu bé là Nguyễn Sinh Sắc con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy ở Làng Sen. Ảnh: Thành Cường
Lên 4 tuổi, Nguyễn Sinh Sắc mồ côi cả cha lẫn mẹ sống với anh trai là Nguyễn Sinh Thuyết. Từ nhỏ Nguyễn Sinh Sắc là cậu bé thông minh, ham học nhưng do hoàn cảnh của gia đình quá khó khăn nên không được đến trường. Thương cảm cảnh ngộ đó, ông Hoàng Xuân Đường đã bàn với vợ xin đón Nguyễn Sinh Sắc về nhà mình nuôi cho ăn học. Ảnh: Thành Cường
Lên 4 tuổi, Nguyễn Sinh Sắc mồ côi cả cha lẫn mẹ sống với anh trai là Nguyễn Sinh Thuyết. Từ nhỏ Nguyễn Sinh Sắc là cậu bé thông minh, ham học nhưng do hoàn cảnh của gia đình quá khó khăn nên không được đến trường. Thương cảm cảnh ngộ đó, ông Hoàng Xuân Đường đã bàn với vợ xin đón Nguyễn Sinh Sắc về nhà mình nuôi cho ăn học. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Khi Nguyễn Sinh Sắc đến tuổi trưởng thành cũng là lúc người con gái đầu lòng của gia đình là Hoàng Thị Loan đã đến tuổi trăng tròn và hai người rất quý mến nhau. Trước tình cảm của các con, ông Hoàng Xuân Đường có ý định tốt đẹp là chọn Nguyễn Sinh Sắc làm con rể. Năm 1883 lễ thành hôn của Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan được tổ chức tại đây. Ảnh: Thành Cường
Khi Nguyễn Sinh Sắc đến tuổi trưởng thành cũng là lúc người con gái đầu lòng của gia đình là Hoàng Thị Loan đã đến tuổi trăng tròn và hai người rất quý mến nhau. Trước tình cảm của các con, ông Hoàng Xuân Đường có ý định tốt đẹp là chọn Nguyễn Sinh Sắc làm con rể. Năm 1883 lễ thành hôn của Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan được tổ chức tại đây. Ảnh: Thành Cường
Ngôi nhà tranh năm gian - tổ ấm của ông bà ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đã sinh ra bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh); nơi nuôi dưỡng, ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), và cũng là nơi xây dựng hạnh phúc cho bố mẹ Người. Ngày về thăm quê Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vào thăm ngôi nhà của ông bà ngoại, Người vô cùng xúc động trước những kỷ vật thiêng liêng của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Ngôi nhà tranh năm gian - tổ ấm của ông bà ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đã sinh ra bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh); nơi nuôi dưỡng, ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), và cũng là nơi xây dựng hạnh phúc cho bố mẹ Người. Ngày về thăm quê Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vào thăm ngôi nhà của ông bà ngoại, Người vô cùng xúc động trước những kỷ vật thiêng liêng của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Ngôi nhà ông bà ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO