Người Ơ Đu ở Văng Môn ăn Tết

Lâm Tùng - Thành Cường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Mâm cúng năm mới của người Ơ đu phải đầy đủ những sản vật của núi rừng như thịt chuột, thịt sóc, cơm lam, rượu nếp cẩm, khầu hang để dâng lên những đấng linh thiêng đã nuôi sống tổ tiên người Ơ Đu qua bao thế hệ.
Ảnh: Thành Cường
Những ngày này không khí Tết đã tràn về trên muôn nẻo ngóc ngách của bản Văng Môn - xã Nga My - huyện Tương Dương, nơi có cộng đồng dân tộc Ơ đu sinh sống. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Những sản vật như thịt chuột, thịt sóc, cơm lam, rượu nếp cẩm, khầu hang và không thể thiếu là một con gà trống tơ cho mâm cúng năm mới cũng được bà con Ơ đu ở Văng Môn chuẩn bị. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Thịt chuột, sóc sấy khô được bà con người Ơ đu sấy khô mang ra để chuẩn bị cho năm mới. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Theo tập tục, trước đây người Ơ đu sinh sống chủ yếu phụ thuộc vào con thú trên rừng và cá dưới suối. Chuột rừng và sóc là hai loại thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Lam thịt chuột, thịt sóc cũng trở thành món ăn được người Ơ đu dâng lên những đấng linh thiêng đã nuôi sống tổ tiên người Ơ đu qua bao thế hệ. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Đồ cúng được các thành viên trong gia đình tự tay chuẩn bị một cách cẩn thận, chu đáo, thành tâm nhất. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Mâm lễ được đặt lên vị trí trang trọng trong nhà chính, nơi đặt bàn thờ ông bà, tổ tiên của người Ơ đu. Chủ nhà được thầy mo ngồi bên cạnh để làm lễ. Trong bài cúng đầu năm mới, họ cầu tổ tiên, trời đất, thần núi, thần rừng ban mưa thuận, gió hòa cho rẫy lúa, nương ngô được mùa, con cháu đầy đàn, và luôn biết đến công ơn sinh thành của tổ tiên. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Sau khi làm lễ, các thành viên trong nhà và họ hàng lần lượt đến bên mâm lễ để hưởng lộc, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp, cầu năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Người Ơ đu rất mến khách, họ quan niệm nếu Tết có khách lạ đến chơi cả năm sẽ gặp may mắn. Vì vậy, trong khi cúng gia tiên, thầy mo cũng cầu xin cho khách đến nhà một năm mới thật nhiều niềm vui. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Ngoài ra, gia chủ còn tiếp đón khách rất chu đáo. Khách được mời ăn, mời rượu và mời ngủ tại nhà. Trước khi ra về, người Ơ đu còn mừng tuổi cho khách những ống cơm lam, chai rượu nếp cẩm do chính tay họ làm ra. Ảnh: Thành Cường

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.